0:00

0:00

Status:
Audio Bài giảng
Đạo diễn:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Diễn viên:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Thể loại:
Audio Bài giảng, Bài giảng, Kinh Thánh 100 Tuần
Sản xuất:
Phim Công giáo HD
Thời lượng:
45 Phút
Năm phát hành:
2013

Sách Gióp, Chương 1-21 | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

TUẦN 61: SÁCH GIÓP (chương 1-21): audio bài giảng Kinh Thánh 100 Tuần

Sách Gióp, Chương 1-21 | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

I. TỔNG QUÁT

Tại sao người công chính và vô tội lại phải chịu đau khổ? Thiên Chúa có công bằng không khi để xảy ra nghịch lý đó? Con người ở thời đại nào cũng phải đối diện với vấn nạn này, thường được gọi là vấn nạn về sự dữ, và đây cũng là chủ đề chính của sách Gióp.

1. Bối cảnh

Sách Gióp được viết cách đây khoảng 2500 năm trong bối cảnh tôn giáo và văn hoá đặc thù của dân Israel. Nền văn hoá lúc đó là văn hoá bộ tộc. Trong nền văn hoá này, người ta nhấn mạnh đến sự phát triển dòng tộc cũng như đất đai của cải, đồng thời hi vọng sẽ tiếp tục tồn tại nơi con cháu của mình (chưa có khái niệm về đời sống sau khi chết).
Đồng thời người ta xem trọng vinh dự về mặt xã hội: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.” Về mặt tôn giáo, sách Gióp thuộc thể loại văn chương Khôn Ngoan, tin tưởng chắc chắn rằng sống công chính và khôn ngoan sẽ đem đến phúc lộc dồi dào, cụ thể nhất là con đàn cháu đống và làm ăn thịnh vượng.

2. Nội dung tổng quát

I. Phần mở đầu (1,1 – 2,13): Ông Gióp mất tất cả. Ba người bạn đến khuyên nhủ.
II. Đối thoại (3,1 – 31,40): Sau khi nghe ông Gióp than thở về số phận hẩm hiu của mình, ba người bạn lên tiếng biện hộ cho Chúa. Họ tranh luận với nhau qua ba diễn từ cho đến khi ông Gióp kết thúc bằng lời thề nguyền vô tội.
III. Diễn từ của Elihu (32,1 – 37,24): Một người trẻ với những lời lẽ mới mẻ và nâng đỡ.
IV. Diễn từ của Đức Chúa (38,1 – 42,6): Thiên Chúa lên tiếng qua hai diễn từ dài và dồn ông Gióp vào thế thinh lặng.
V. Phần Kết (42,7-17): Cơ nghiệp của ông Gióp được phục hồi và sống hạnh phúc mãi mãi.

II. PHẦN MỞ ĐẦU (1,1 – 2,13)

1. Cảnh I (dưới đất) (1,1-5)

Tên ông Gióp có nghĩa là “Chúa của tôi ở đâu?” Ông là mẫu người đạo đức và công chính, kính sợ Chúa. Trong văn chương khôn ngoan, kính sợ Chúa được coi là khởi điểm và cốt lõi của khôn ngoan (Cn 1,7; 9,10). Vì thế ông được chúc phúc, con cái đề huề, của cải sung túc.

2. Cảnh II (trên trời) (1,6-12)

Đức Chúa được mô tả như một vị vua ở phương Đông, với “con cái” vây quanh. Trong các thần thoại ngoại giáo, “con cái” là những vị thần cấp thấp hơn, nhưng trong Thánh Kinh, chúng được coi là những tôi tớ hầu cận Đức Chúa (x. 1V 22,19-23). Satan cũng có mặt ở đó. Satan cho rằng Gióp sống đạo đức chỉ vì được lợi lộc. Nếu Gióp mất hết của cải thì hắn sẽ nói gì về Thiên Chúa? Sau đó, Satan được phép đi thử thách Gióp.

3. Cảnh III (dưới đất) (1,13-22)

Toàn bộ cơ nghiệp, của cải và cả con cái của ông Gióp bị tiêu tan trong giây lát. Những sức mạnh hủy diệt ở đây có cả thiên tai (lửa, cuồng phong) và nhân tai (dân Sabean và Chaldean). Tuy nhiên Satan phải thất vọng vì dù mất tất cả, ông Gióp vẫn một niềm tin tưởng, chúc tụng tôn vinh Danh Chúa (1,20-21).

4. Cảnh IV (trên trời) (2,1-6)

Câu 3b quan trọng nhất vì xác định không có mối liên hệ nào giữa đời sống đạo đức của Gióp và những đau khổ ông phải chịu. Satan vẫn chưa chịu đầu hàng. Nó đòi hỏi tiếp tục thử thách Gióp.

5. Cảnh V (dưới đất) (2,7-13)

Gióp phải chịu thứ ung nhọt khủng khiếp. Bây giờ không còn là những đau khổ bên ngoài nhưng ngay trong chính thân xác ông. Thêm vào đó, vợ của ông vào cuộc, lên tiếng nguyền rủa ông. Nhưng ông Gióp vẫn kiên vững trong đường lối của mình. Ba người bạn của ông Gióp xuất hiện để an ủi và nâng đỡ ông, và “họ ngồi xuống đất, bên cạnh ông, suốt bảy ngày đêm, chẳng nói với ông một lời, vì họ thấy rằng nỗi đau khổ của ông quá lớn” (2,13).

III. LỜI THAN VAN CỦA ÔNG GIÓP (3,1-26)

Than van là tiếng kêu đau đớn phát xuất cách tự nhiên từ trái tim con người khi cuộc đời bị tràn ngập khổ đau và đổ vỡ.1. Nguyền rủa cả ngày và đêm (3,3-10)Gióp không nguyền rủa Thiên Chúa nhưng nguyền rủa “ngày chào đời” và đêm báo thụ thai.” Tiên tri Giêrêmia từng mang tâm trạng như thế (20,14-18).2. Mong được chết (3,11-19)“Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời?” “Mong chết mà không được, tìm cái chết hơn tìm kho báu”. Trong những lời than vãn của ông Gióp, lưu ý hai đặc điểm: sử dụng nhiều lần từ “tại sao” (đây là tiếng kêu đau khổ hơn là tìm kiếm trí thức) và “tôi” (nhấn mạnh kinh nghiệm cá nhân).3. Mong được giải thoát khỏi Chúa (3,20-26)Gióp mô tả bản thân ông là người “bị Thiên Chúa giam hãm tư bề.” Với dân Israel, Thiên Chúa là Đấng giải thoát họ khỏi sự chết, còn ở đây Gióp lại cầu mong cái chết giải thoát ông khỏi bàn tay của Chúa! Thật là oái oăm nhưng ở đó diễn tả nỗi đau cùng cực của người mà “bánh ăn chỉ là tiếng nức nở, và tiếng gào thét tựa nước lũ ngập tràn.”

IV. ĐỘC THOẠI CỦA ÔNG GIÓP (29,1 – 31,37)

Trong những chương trước, bạn bè của ông Gióp cho rằng ông có tội nên mới bị trừng phạt, và ông Gióp phủ nhận lời kết án đó. Tuy nhiên những lời kết án cũng như phản ứng của ông Gióp chỉ được trình bày cách chung chung, còn trong 29,1 – 31,37, ông Gióp trả lời đầy đủ hơn, qua đó thấy được nỗi lòng của ông, một người vô tội mà phải chịu đau khổ.

1. Nhớ lại những ngày xưa tháng cũ (29,1-25)

Gióp nhắc lại những tháng ngày tràn ngập phúc lành của Chúa: mùa màng tươi tốt, con cái quây quần. Đặc biệt là ông được mọi người kính trọng: “Họ nghe tôi nói và chờ đợi, chăm chú theo dõi ý kiến của tôi” (câu 21), “Tôi vẽ đường chỉ lối và hướng dẫn họ, sống với họ như vua ở giữa ba quân, như người ủi an giữa những kẻ ưu sầu” (câu 25). Đời sống đạo đức của ông được thể hiện qua cách đối xử của ông với mọi người: người nghèo khổ, kẻ mồ côi goá bụa, người lâm cơn hấp hối…

2. Than thở nỗi khốn cùng hiện tại (30,1-31)

Thay cho sự giàu sang danh giá khi xưa là sự khinh miệt của người đời (1-15). Gióp quay ra than phiền Chúa: “Con kêu lên Ngài nhưng Ngài không đáp, con trình diện Ngài nhưng Ngài chẳng lưu tâm” (câu 20). Điều trớ trêu là khi người khác lâm cảnh khốn cùng thì ông Gióp đưa tay nâng đỡ, còn bây giờ khi ông lâm cảnh khổ đau, có ai nâng đỡ? (câu 24-31).

3. Lời thề vô tội (31,1-40):

Ông Gióp liệt kê chín điểm trong đời sống luân lý để tự biện cho sự vô tội của ông. Chín điểm này bao trùm mọi mối quan hệ trong cuộc sống con người: với Thiên Chúa, với chính mình, với tha nhân, với cả môi trường thiên nhiên.
– Không đồng hành cùng gian dối (câu 5-8)
– Không khai thác đất đai quá mức (38-40)
– Không gian dâm ngoại tình (9-12)
– Không chà đạp quyền lợi của người tôi tớ (13-15)
– Không cứng lòng trước người đau khổ (16-23)
– Không chạy theo các ngẫu tượng (24-28)
– Không thù ghét địch thù (29-30): một thái độ rất đáng phục
– Lòng hiếu khách (31-32)
– Ngay thẳng và chính trực.
(Audio: Nguyễn Anh Tuấn)
Theo dõi
Thông báo
guest

1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Tuần 61: Sách Gióp, Chương 1-21 […]

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New