Blog Archives | Phim Công giáo HD https://www.phimconggiao.com/blog/ Phim Giáo dục gia đình Thu, 15 Feb 2024 15:09:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Những bộ phim hay nhất mùa Chay, mùa Phục sinh https://www.phimconggiao.com/nhung-bo-phim-hay-nhat-mua-chay-mua-phuc-sinh/ https://www.phimconggiao.com/nhung-bo-phim-hay-nhat-mua-chay-mua-phuc-sinh/#respond Thu, 15 Feb 2024 15:09:44 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=16416 Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Phục Sinh có 7 tuần, bắt đầu Chúa Nhật I Phục Sinh là Chúa Nhật hiện xuống. Trong mùa Chay, mùa Phục sinh có nhiều chủ đề phim, thánh ca, bài giảng hay. Website xin giới thiệu một số bộ phim hay, kính mời quý vị cùng theo dõi

The post Những bộ phim hay nhất mùa Chay, mùa Phục sinh appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Phục Sinh có 7 tuần, bắt đầu Chúa Nhật I Phục Sinh là Chúa Nhật hiện xuống. Trong mùa Chay, mùa Phục sinh có nhiều chủ đề phim, thánh ca, bài giảng hay. Website xin giới thiệu một số bộ phim hay, kính mời quý vị cùng theo dõi

1. [Phim] Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Giêsu | The Passion Of The Christ 2004

Phim Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu của Mel Gibson, thuật lại 12 giờ cuối cùng của Chúa Giêsu trong công cuộc cứu độ của Con Thiên Chúa. Bộ phim là một bức họa sống động của cuộc tử nạn Chúa Giêsu, từ vườn Cây Dầu đến Thập Giá.

Phim cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu

2. [Phim] Giuđa Kẻ Phản Bội | Judas 2004

Phim Công giáo  Judas 2004: Câu chuyện của Giu-đa It-ca-ri-ốt có lẽ ai cũng biết, nhưng bộ phim nói dựng lên giúp chúng ta hiểu hơn phần nào về cuộc đời của ông.

3. [Phim] Tướng cướp Barabbas | Barabbas (2012)

Không ai biết gì thêm về Ba-ra-ba ngoài điều Kinh Thánh đã chép rằng Ba-ra-ba là một “người tù khét tiếng” (Mt 27,16), một tên tử tội vì nổi loạn giết người (Mc 15,7; Lc 23,25), là một tên cướp (Ga 18,40). Khi Ba-ra-ba được đưa ra khỏi ngục và để đứng ngang với Chúa Giêsu cho dân chúng chọn lựa nên phóng thích ai, ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy mình được chọn để phóng thích. Không biết ông đã nghĩ gì về Chúa Giêsu, và cuộc đời sẽ còn lại của ông như thế nào…

4. [Phim] 40 Đêm Ngày

Bộ phim 40 Nights (2016) tạm dịch 40 Đêm Ngày thuyết minh, sub việtBộ phim 40 Nights (2016) thuật lại diễn biến cuộc đời trần thế của Chúa Giê-su. Từ lúc, Chúa Giê-su chịu phép rửa, cho đến khi vào hoang mạc chịu cám dỗ.

5. [Phim] Thành Pompei, Những Ngày Cuối Cùng | Pompei, ieri, oggi, domani 2007

Cuốn tiểu thuyết “Những ngày cuối cùng của thành Pompei” của E.Bulwer Lytton được xuất bản năm 1834, dựa trên việc khai quật… là một câu chuyện tình lãng mạn với nhiều yếu tố lịch sử và văn hóa. Cuốn sách nhiều lần được chuyển thể thành phim. Bộ phim trên đây do Janus và Victory Media thực hiện năm 2007.

Những bộ phim hay nhất mùa Chay, mùa Phục sinh

6. [Phim] Tướng Cướp Barabbas | Barabbas 1961 | SubViet

Với các tín hữu, một nhân vật xuất hiện trong cuộc Khổ nạn của Đức Giêsu mà họ không thể không biết, đó là tướng cướp Barabbas. Dân Do Thái đã hô lên “Tha cho Barabbas!”.Anh là ai? Biến cố đó có tác động gì trên cuộc đời của anh? Được tự do anh có trở về với nghề cũ không? Đối với anh, ông Giêsu Nagiarét là ai? Anh phản ứng thế nào trước dư luận về người này? Sẽ là cả một quá trình dài để một tướng cướp trở thành Kitô hữu.

7. [Phim] Satan không bao giờ ngủ | Satan never sleeps 1962

Phim Satan Never Sleeps 1962: Satan không nao giờ ngủ: Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc, khi Hồng quân Trung Quốc dành chính quyền. Các Linh mục không những gặp khó khăn với chính quyền, mà các ngài còn gặp khó khăn với chính con chiên của mình. Mời các bạn cùng theo dõi

8. [Phim] Ngày cuối cùng của tôi | My last day 2014

Câu chuyện của người trộm lành: [Phim] Ngày cuối cùng của tôi | My last day 2014

The post Những bộ phim hay nhất mùa Chay, mùa Phục sinh appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/nhung-bo-phim-hay-nhat-mua-chay-mua-phuc-sinh/feed/ 0
Những bộ phim hay nhất mùa giáng sinh người công giáo nên xem https://www.phimconggiao.com/nhung-bo-phim-hay-nhat-mua-giang-sinh-nguoi-cong-giao-nen-xem/ https://www.phimconggiao.com/nhung-bo-phim-hay-nhat-mua-giang-sinh-nguoi-cong-giao-nen-xem/#respond Mon, 04 Dec 2023 09:43:07 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15973 Mùa Giáng sinh lại đến, chúng ta mừng kỷ niệm Chúa Giê-su nhập thể và sinh ra nơi trần thế. Những bộ phim hay nhất được website Phim Công giáo tổng hợp, rất thích hợp cho mùa Giáng sinh.

The post Những bộ phim hay nhất mùa giáng sinh người công giáo nên xem appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Mùa Giáng sinh lại đến, chúng ta mừng kỷ niệm Chúa Giê-su nhập thể và sinh ra nơi trần thế. Những bộ phim hay nhất được website Phim Công giáo tổng hợp, rất thích hợp cho mùa Giáng sinh. Kính chúc quý cộng đoàn đón mùa Giáng sinh tràn đầy ơn Chúa Hài Đồng.

I. Những bộ phim xoay quanh chủ đề Chúa Giáng sinh

1.[Phim] Câu Chuyện Giáng Sinh | The Nativity Story 2006 thuyết minh

Phim “Câu Chuyện Chúa Giáng Sinh” mô tả cuộc sống của Mẹ Maria trong năm có những biến cố quan trọng như: Mẹ sinh hạ Chúa Giêsu, Các Mục Ðồng đến thờ lạy Chúa Hài Ðồng, Các Ðạo Sĩ từ Phương Ðông đến kính viếng Chúa tại Bêlem, Vua Hêrođê tàn sát những trẻ thơ vô tội, và Thánh Gia Ðình trốn sang Ai Cập tị nạn.

2. [Phim] Vị Đạo Sĩ Thứ 4 | The Fourth Wiseman 1985 Thuyết minh

Dựa trên tác phẩm của Henry van Dyke về “Một nhà chiêm tinh khác” (The Other Wise Man), là câu chuyện giả tưởng kể rằng, ngoài ba vua Gaspar, Balthasar và Melchior, còn có vị vua thứ bốn tên là Artaban (Martin Sheen).

3. [Phim hoạt hình] Ngôi Sao Phương Đông | The Star 2017 | Phụ đề

Bộ Phim hoạt hình Ngôi Sao Phương Đông | The Star 2017 kể về câu chuyện Giáng sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa. Cốt chuyện được xây dựng qua hành trình của chú lừa. Chú lừa được ghi trong Tân Ước, đã trở mẹ Maria trên đường đến Belem.

4. [Phim] Đêm Thánh | Hoạt hình Công giáo thuyết minh

Bộ phim này cũng dựa trên câu chuyện của chú lừa. Chú luôn mặc cảm về ngoại hình bản thân, nhưng chính chú đã được chọn để làm một việc phi thường.

5. [Phim] Thiên Chúa Giáng sinh | Greatest Heroes and Legends of The Bible: The Nativity 2003 thuyết minh

Phim hoạt hình diễn tả biến cố Chúa Giáng sinh theo sách Tân Ước, rất thích hợp cho trẻ nhỏ.

6. [Phim] Giáng sinh đầu tiên

Phim hoạt hình về câu chuyện giáng sinh The Very First Noel, được kể lại từ 1 trong 3 nhà thông thái đã đến bái lạy hài nhi Giê-su. Phim rất thích hợp cho các bạn nhỏ học hỏi Kinh Thánh. Mời các bạn cùng xem

II. Phim tình cảm gia đình

1. [Phim] Ông Già Noel – Nicholas: The boy who became Santa

Thánh Nicôla (tiếng Anh: Nicolas, tiếng Ý: Nicola) là vị thánh quan thầy của trẻ em, là một trong những vị thánh quen thuộc, thường cầu bầu cho dân chúng. Đặc biệt ngày nay, người ta cho rằng hình ảnh Ông già Noel trong dịp Lễ Giáng Sinh chính là hiện thân của Thánh Nicôla. Lễ kính vị thánh này là vào ngày 6 tháng 12 hằng năm (ngày mất của Ngài).Bộ phim hoạt hình này kể về cuộc đời của Ngài. Bộ Phim sự tích ông già noel gồm 2 tập, dài 30 phút. Mời các bạn cùng theo dõi

2. [Phim] Những tiếng chuông của trường St Mary’s | The Bells of St Mary’s 1945

Trường St Mary một trường trung học Công giáo ở thành phố lớn. Câu chuyện Cha O’Malley và Sơ Benedict đã có sự ganh đua thân thiện. Và một món quà cho đi thật ý nghĩa trong mùa Giáng sinh. Bộ phim có thêm những khoảng khắc đón Giáng sinh thực sự đơn sơ của các bạn nhỏ.

3. Những bộ phim khác về tình yêu thương

The post Những bộ phim hay nhất mùa giáng sinh người công giáo nên xem appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/nhung-bo-phim-hay-nhat-mua-giang-sinh-nguoi-cong-giao-nen-xem/feed/ 0
Phim hay nên xem trong tháng 11 https://www.phimconggiao.com/phim-hay-nen-xem-trong-thang-11/ https://www.phimconggiao.com/phim-hay-nen-xem-trong-thang-11/#respond Wed, 01 Nov 2023 16:06:17 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=16464 Tháng Mười Một tháng cầu cho các Linh hồn. Ngay từ những buổi đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và dâng lời cầu nguyện cho họ, nhất là dâng Hy lễ Thánh Thể để một khi đã...

The post Phim hay nên xem trong tháng 11 appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Tháng Mười Một tháng cầu cho các Linh hồn. Ngay từ những buổi đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và dâng lời cầu nguyện cho họ, nhất là dâng Hy lễ Thánh Thể để một khi đã được thanh luyện họ có thể được vinh phúc hưởng kiến Thiên Chúa

Sách Giáo Lý dạy: “Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, nhằm đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng” (GLGHCG số 1030).

“Hội Thánh gọi sự thanh luyện cuối cùng này của những người được chọn là Luyện ngục, sự thanh luyện này khác hẳn với hình phạt của những kẻ bị luận phạt…. Ngay từ những buổi đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và dâng lời cầu nguyện cho họ, nhất là dâng Hy lễ Thánh Thể để một khi đã được thanh luyện họ có thể được vinh phúc hưởng kiến Thiên Chúa. Hội Thánh cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng ân xá và làm các việc đền tạ để cầu cho những người qua đời” (Ibid., 1031-32).

1/11 – Lễ các Thánh

Lễ trọng, lễ mừng kính các Thánh Nam Nữ trên trời. Có rất nhiều bộ phim về các Thánh, mời quý vị cùng theo dõi trên blog

Phim Các thánh Công giáo

2/11 – Lễ cầu cho các linh hồn

Một số phim bạn có thể xem để suy niệm ngày đặc biệt này

Phim COCO Hội ngộ diệu kỳ 2017

[Phim] Thành Pompei, Những Ngày Cuối Cùng

[Phim] Thiên Đàng có thật | Heaven is for Real

Phim Những bức thư gửi Chúa

3/11 – Thánh Martin Porres (1579-1639)

Thánh Máctinô Porres, vị thầy dòng của tình bác ái, người đi xuyên tường

Là con của một người nô lệ, thầy dòng Đa Minh Máctinô Porres thực hành bác ái với những ơn huệ phi phàm mà Chúa đã ban cho ngài không giới hạn, nhưng ngài lại không muốn nói về chúng.

Xem phim Thánh Martin

23/11 – Chân phước Miguel Agustín Pro, Linh mục Tử đạo (1891-1927)

Chân phước Miguel Agustin Pro là vị tử đạo thời hiện đại của Dòng Tên. Ngài sinh ra trong một gia đình giàu có. Cha ngài điều hành một mỏ quặng nhỏ, ở bang Zacatecas, Mêxicô. Khi còn trẻ, ngài nổi tiếng hài hước. Ngài chơi đàn guitar và rất gần gũi với người nghèo. Những phẩm chất này đã giúp ích ngài trong sứ vụ linh mục của mình. Ngài vào nhà tập Dòng Tên năm 20 tuổi.

Phim Chân phước Cha Miguel Pro

24/11 – Các thánh tử đạo Việt Nam

Thánh Anrê Phú Yên là một trong hàng trăm ngàn vị tử đạo Việt Nam trong những năm từ 1820 tới 1862. Có 117 vị được phong chân phước vào 4 dịp trong những năm từ 1900 tới 1951. Và chân phước GH Gioan Phaolô II đã tôn phong 117 vị này lên bậc hiển thánh.

30/11 – Thánh Anrê, Tông đồ

Trong phim về cuộc đời Chúa Giê su, và Công vụ Tông đồ, có những hình ảnh liên quan đến ngài. Ngoài ra, mới quý vị cùng nghe Audio Ngài đã gọi họ | 13 Người đã thay đổi thế giới

Thánh Anrê Tông đồ
Thánh Anrê Tông đồ

The post Phim hay nên xem trong tháng 11 appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/phim-hay-nen-xem-trong-thang-11/feed/ 0
Phim Công giáo đáng xem trong tháng 10 https://www.phimconggiao.com/phim-cong-giao-dang-xem-trong-thang-10/ https://www.phimconggiao.com/phim-cong-giao-dang-xem-trong-thang-10/#respond Mon, 02 Oct 2023 10:08:15 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=16456 Phim Công giáo được tổng hợp trong tháng 10, Tháng Mân Côi. Những bộ phim người Công giáo đáng dành thời gian để xem trong tháng đặc biệt này. Blog tổng hợp dựa trên lịch công giáo

The post Phim Công giáo đáng xem trong tháng 10 appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Phim Công giáo được tổng hợp trong tháng 10, Tháng Mân Côi. Những bộ phim người Công giáo đáng dành thời gian để xem trong tháng đặc biệt này. Blog tổng hợp dựa trên lịch công giáo

1. Ngày 1/10 – Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, Trinh nữ Tiến sĩ (1873-1897)

Một vị thánh nữ đặc biệt, Cả đời chị chỉ làm những việc rất ư bình thường, nhưng chị sở hữu sự thấu suốt thánh thiện. Chị thấy được trong nỗi đau khổ thầm lặng có sự đau khổ cứu độ, chính đau khổ là việc tông đồ của chị.

Mời quý cộng đoàn theo dõi bộ phim về cuộc đời Ngài

[Phim] Thánh Têrêxa Hài Đồng | Thérèse 1986

2. Ngày 4/10 – Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226)

Thánh Phanxicô thành Assisi, còn được gọi là Thánh Phanxicô Khó Nghèo (1181–1226) – người Ý, sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn (Phan Sinh)

Một số phim về cuộc đời của Ngài

Thánh Phanxicô Khó Khăn – Brother Sun, Sister Moon

Phanxicô và Clara – Clare and Francis

3. Ngày 5/10 – Thánh Faustina, Trinh nữ (1905-1938)

Thánh Nữ Maria Faustina Kowalska ngày nay được khắp thế giới biết đến với tước hiệu “Tông Đồ Lòng Thương Xót Chúa” là một vị thánh được các nhà thần học kể vào số những nhà thần bí trổi vượt trong Giáo Hội.

[Phim] Thánh Nữ Faustina | Lòng Chúa Thương Xót

[Phim] Thánh Nữ Faustina | Lòng Chúa Thương Xót

4. Ngày 7/10 – Đức Mẹ Mân Côi

Đức Mẹ Mân Côi (còn gọi là Đức Mẹ Mai Khôi, Đức Mẹ Môi Côi, Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi) là một danh hiệu của Đức Trinh Nữ Maria trong mối quan hệ với Kinh Mân Côi. Lễ Đức Mẹ Mân Côi được cử hành vào ngày 7 tháng 10 hằng năm, kỷ niệm chiến thắng quyết định của liên minh Kitô giáo trước hạm đội của Đế chế Ottoman trong Trận hải chiến Lepanto năm 1571. Vì vậy trước đây, ngày lễ này còn được gọi là Lễ Đức Mẹ Chiến Thắng. Năm1960, Giáo hoàng Gioan XXIII đổi tên lễ này thành Lễ Đức Mẹ Mân Côi như ngày nay

Phim về Đức Mẹ có rất nhiều, mời quý cộng đoàn cùng theo dõi

Phim Công giáo Mẹ Maria hay nhất

[Phim] Đức Mẹ Fatima | Fatima 2020
[Phim] Đức Mẹ Fatima | Fatima 2020

5. Ngày 15/10 – Thánh Têrêsa Avila, Trinh nữ Tiến sĩ (1515-1582)

Một bộ phim mới nhất do Blog đăng tải, phim được chuyển ngữ và thuyết minh bởi một ân nhân blog.

[Phim] Thánh Têrêsa Avila (Têrêsa Giêsu) | Teresa de Jesús (1984)
[Phim] Thánh Têrêsa Avila (Têrêsa Giêsu) | Teresa de Jesús (1984)

Têrêsa thành Ávila (hay còn gọi là Thánh Teresa Sanchez de Cepeda y Ahumada, sinh: 28 tháng 3 năm 1515 – mất: 4 tháng 10 năm 1582) là một nữ tu sĩ Dòng Cát Minh (Dòng Camêlô), một nhà thần học nổi tiếng người Tây Ban Nha của Giáo hội Công giáo Rôma, Thánh nữ gắn cả đời mình với cuộc sống chiêm niệm và lời cầu nguyện tinh thần. Điều đáng chú ý ở Thánh nữ là một nhà cải cách Dòng Cát Minh, người sáng lập ra Tu viện Cát Minh cho các nữ tu.

Link phim: Phim Thánh Têrêsa Avila

6. Ngày 18/10 – Thánh Luca, Thánh sử

Thánh Luca là tác giả của hai cuốn sách trong bộ Kinh Thánh: sách Tin mừng theo Thánh Luca và sách Tông Đồ Công Vụ.

[Phim] Cuộc Đời Chúa Giêsu theo Tin Mừng Luca

7. Ngày 28/10 – Các thánh Simon và Giuđa, Tông đồ

Phim về các Thánh tông đồ không có nhiều. Tuy nhiên, quý cộng đoàn có thể theo dõi audio sau Ngài đã gọi họ | 13 Người đã thay đổi thế giới.

The post Phim Công giáo đáng xem trong tháng 10 appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/phim-cong-giao-dang-xem-trong-thang-10/feed/ 0
Phim Công giáo hay nhất tháng 7 https://www.phimconggiao.com/phim-cong-giao-hay-nhat-thang-7/ https://www.phimconggiao.com/phim-cong-giao-hay-nhat-thang-7/#respond Thu, 29 Jun 2023 14:29:14 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=16445 Phim Công giáo hay được tổng kết qua hàng tháng. Dựa trên lịch phục vụ công giáo, blog xin chia sẻ các phim về các thánh trong tháng 7. Mời quý vị cùng theo dõi 1. Ngày 3/7 Thánh Tô...

The post Phim Công giáo hay nhất tháng 7 appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Phim Công giáo hay được tổng kết qua hàng tháng. Dựa trên lịch phục vụ công giáo, blog xin chia sẻ các phim về các thánh trong tháng 7. Mời quý vị cùng theo dõi

1. Ngày 3/7 Thánh Tô Ma, Phi-lip-phê Phan Văn Minh

1.1. Thánh Tô-Ma tông đồ, lễ kính.

[Phim] Thánh Tôma tông đồ | The Friends of Jesus 2001

[Phim] Thánh Tôma tông đồ | The Friends of Jesus - Thomas 2001
[Phim] Thánh Tôma tông đồ | The Friends of Jesus – Thomas 2001

[Phim] Thánh Tôma tông đồ | The Friends of Jesus 2001 nằm trong Series Phim Bible Collection. The Bible Collection Vol.16. Phim kể về cuộc đời Thánh Tôma trong biến cố Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu và sự phục sinh của Ngài.

1.2. Thánh Phi-lip-phê Phan Văn Minh, Linh mục (+1853), Tử đạo.

[Phim] Áo dòng đẫm máu | Cuộc tử đạo của Á thánh Philipphê Phan Văn Minh

“Áo Dòng Đẫm Máu” là một bộ phim lịch sử của đạo diễn Nguyễn Thành Châu, ra mắt năm 1960 tại Miền Nam. Kịch bản phim của cố linh mục Phêrô Nguyễn Hoàng Yến, Dòng Chúa Cứu Thế. Phim nói về cuộc tử đạo của Á thánh Philipphê Phan Văn Minh ở Cái Mơn vào thời vua Tự Đức.

2. Ngày 6/7, Thánh Ma-ri-a Go-ret-ti, trinh nữ, tử đạo.

[Phim] Thánh Maria Goretti | Maria Goretti 2003

[Phim] Thánh Maria Goretti | Maria Goretti 2003

Teresa Maria Goretti sinh ngày 16.10.1890 tai Corina, một làng nhỏ thuộc nước Ý. Goretti được sinh ra trong một gia đình Công giáo đạo đức, thanh cao. Ông Luygi cha của Goretti, một người cha cần cù, biết nhìn xa trông rộng mọi cảnh huống trong gia đình. Bà Axunta, một người mẹ hiền hậu, bao giờ cũng tỏ ra thương chồng và yêu các con.

3. Ngày 22/07, Thánh MA-RI-A MA-ĐA-LÊ-NA, lễ kính.

3.1. Phim 1: [Phim] Thánh nữ Maria Mađalêna

[Phim] Thánh nữ Maria Mađalêna

Ngày 15 tháng 3 năm 2018, đạo diễn Garth Davis ra mắt bộ phim Mary Magdalene 2018. Nội dung phim Thánh nữ Maria Mađalêna xoay quanh cuộc đời thánh nữ.

3.2. Phim 2: [Phim] Bà Thánh Maria Mađalêna

Thánh Maria Mađalêna (hoặc Maria Mácđala) được cả Công giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, và Tin lành Luther tôn kính là một vị thánh, lễ nhớ ngày 22 tháng 7 hằng năm. Các Giáo hội Tin lành khác tôn kính bà là nữ anh hùng đức tin. Chính thống giáo Đông phương cũng kính nhớ bà vào Chúa nhật Myrrh-bearers (người mang dầu thơm).

4. Ngày 31/07, Thánh I-nha-xi-ô Lôi-ô-la (Loyola), Linh mục, lễ nhớ.

[Phim] Inhaxiô nhà Loyola – Đấng sáng lập Dòng Tên có tiêu đề Ignacio de Loyola 2016. Bộ phim kể về cuộc đời của Cha thánh Inhaxiô

[Phim] Inhaxiô nhà Loyola – Đấng sáng lập Dòng Tên

Thánh Inhaxiô Lôyôla , tên thật là Don Inigo Lopez de Recalde. Ngài sinh vào khoảng năm 1491 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêđictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Inhaxiô thành Antiôkia.

The post Phim Công giáo hay nhất tháng 7 appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/phim-cong-giao-hay-nhat-thang-7/feed/ 0
Phim hay nên xem trong tháng 6 https://www.phimconggiao.com/phim-hay-nen-xem-trong-thang-6/ https://www.phimconggiao.com/phim-hay-nen-xem-trong-thang-6/#respond Thu, 01 Jun 2023 16:27:27 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=16425 Tháng 6 - Tháng Kính Thánh Tâm Chúa. Sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su là kính nhớ tình thương yêu của Thiên Chúa.

The post Phim hay nên xem trong tháng 6 appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Tháng 6 - Tháng Kính Thánh Tâm Chúa. Sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su là kính nhớ tình thương yêu của Thiên Chúa.

Tình thương yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giê-su, và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về tình thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, và là một bằng chứng không thể chối cãi được của tình thương yêu lạ lùng ấy.

Thánh Tâm Chúa
Thánh Tâm Chúa

1. Các phim chủ đề Chúa Giêsu

Có rất nhiều phim xoay quanh cuộc đời Chúa Giêsu, mời quý vị cùng theo dõi

Một trong những phim quý vị có thể tham khảo:

[Phim] Thánh Nữ Faustina | Lòng Chúa Thương Xót

[Phim] Thánh Nữ Faustina | Lòng Chúa Thương Xót
[Phim] Thánh Nữ Faustina | Lòng Chúa Thương Xót

2. [Phim] Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII | Vị Giáo hoàng của hòa bình

Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII (Tiếng Latinh: Ioannes PP. XXIII; tiếng Ý: Giovanni XXIII, tên khai sinh: Angelo Giuseppe Roncalli, 25 tháng 11 năm 1881 – 3 tháng 6 năm 1963) là vị Giáo hoàng thứ 261 của Giáo hội Công giáo Rôma. Theo niên giám Tòa Thánh năm 2003 xác định ngày đắc cử Giáo hoàng là ngày 28 tháng 10 năm 1958, đăng quang ngày 8 tháng 11 và kết thúc triều đại của mình vào ngày 3 tháng 6 năm 1963.

3. [Phim] Thánh Antôn, người chiến sĩ của Thiên Chúa

Ngày 13/06 Lễ kính Thánh Antôn

Tên phim gốc: Antonio guerriero di Dio (2006)

Tên phim tiếng anh: Anthony, Warrior of God (2006)

4. [Phim] Thánh Thomas More | A Man For All Seasons 1966

Ngày 22/6 – Thánh Thomas More, Tử đạo (1478-1535)

Chuyện phim: “Câu chuyện có thật về cuộc đời của Thomas More, đại pháp quan của nước Anh ở thế kỷ 16 dưới thời vua Henry VIII. Nổi tiếng với tài năng chính trị và lối sống ngay thẳng, Ngài đã từ chức để phản đối việc nhà vua chống lại giáo hoàng.

Quyết định đó đã dẫn tới cái chết đầy oan nghiệt của Ngài.”

5. Ngày 24/6 – Sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả

Cuộc đời Thánh Gioan có rất nhiều phim khác quý vị có thể xem đan xen trong các phim về cuộc đời Chúa Giêsu

6. Phim Thánh Phero và Phaolo

Ngày 29/6 – Các thánh Phêrô và Phaolô, Tông đồ (qua đời năm 64 & 67)

The post Phim hay nên xem trong tháng 6 appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/phim-hay-nen-xem-trong-thang-6/feed/ 0
Kể chuyện Thánh Cả Giuse (Trọn bộ) https://www.phimconggiao.com/ke-chuyen-thanh-ca-giuse-tron-bo/ https://www.phimconggiao.com/ke-chuyen-thanh-ca-giuse-tron-bo/#comments Sun, 14 Mar 2021 03:12:00 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15489 Trọn bộ audiobook Kể chuyện về Thánh cả Giuse, gồm phần 1 và phần 2. Nguồn video do tác giả Văn Hải sưu tầm, thực hiện bởi tinmung.net Studio

The post Kể chuyện Thánh Cả Giuse (Trọn bộ) appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Trọn bộ audiobook Kể chuyện về Thánh cả Giuse, gồm phần 1 và phần 2. Nguồn video:

  • Tác giả : Văn Hải sưu tầm
  • Thực hiện : tinmung.net Studio
  • Giọng đọc: Chị Agnes Minh Lý

Xem thêm:

Kể Chuyện Thánh Cả Giuse (Phần 1)

  1. Dâng kính Thánh Giuse
  2. Đóng cái thang.
  3. Cây gậy cứu rỗi
  4. Gỡ mối tơ vò
  5. Người coi vườn
  6. Trả lãi ba phân
  7. Đức tin của thánh cả Giuse
  8. Được kiện.
  9. Liệu lý công việc
  10. Niềm tin chờ đợi
  11. Người khinh binh
  12. Khi công nhân đình công
  13. Xin bảo trợ công nhân
  14. Hai cái chết
  15. Trang trải nợ nần
  16. Ông chủ gánh xiếc
  17. Xây nhà dòng
  18. Con chó con của Thánh Giuse
  19. Hạnh Phúc Của Thánh Giuse
Kể chuyện Thánh Cả Giuse (Trọn bộ)
Kể chuyện Thánh Cả Giuse (Trọn bộ)

Kể Chuyện Thánh Cả Giuse (Phần 2)

  1. Mắc Nợ … Trả Nợ
  2. Câu Chuyện Trên Xe Lửa
  3. Và Câu Chuyện Trên Tàu Thủy
  4. Tượng Ảnh Cứu Rỗi
  5. Cây Bút
  6. Giải Quyết Thách Đố Của Đời
  7. Nuôi (…) Chiến Tranh
  8. Cái Thang Cho Vào … Lậu
  9. Cứu Hỏa Tai
  10. Cứu Trợ Người Nghèo
  11. Giải Quyết Mau Lẹ
  12. Giuse, Bạn Thân Con
  13. Dẫn Đường Hoàn Thiện
  14. Hy Vọng Của Bệnh Nhân
  15. Lại Nói Chuyện Chết
  16. Trong Chiến Tranh
  17. Giữa Khu Phố Đỏ
  18. Bên Cạnh Đèn Sách
  19. Khi Thánh Giuse Cầu Nguyện

The post Kể chuyện Thánh Cả Giuse (Trọn bộ) appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/ke-chuyen-thanh-ca-giuse-tron-bo/feed/ 1
Ngày Lễ Giáng Sinh không có nguồn gốc ngoại giáo https://www.phimconggiao.com/ngay-le-giang-sinh-khong-co-nguon-goc-ngoai-giao/ https://www.phimconggiao.com/ngay-le-giang-sinh-khong-co-nguon-goc-ngoai-giao/#respond Sat, 19 Dec 2020 05:01:00 +0000 http://www.phimconggiao.com/?p=8899 Nói chung, người ta vẫn cho rằng các Kitô hữu tiên khởi nhận ngày 25 tháng Mười Hai làm ngày Chúa Giêsu sinh ra để kết nạp việc người ngoại giáo mừng ngày đông chí. Nhưng theo Giáo Sư William...

The post Ngày Lễ Giáng Sinh không có nguồn gốc ngoại giáo appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Nói chung, người ta vẫn cho rằng các Kitô hữu tiên khởi nhận ngày 25 tháng Mười Hai làm ngày Chúa Giêsu sinh ra để kết nạp việc người ngoại giáo mừng ngày đông chí. Nhưng theo Giáo Sư William Tighe, Giáo Sư Sử Học tại Cao Đẳng Muhlenberberg ở Allentown, Pensylvannia, suy nghĩ như thế không hẳn đúng.

Dựa vào các nghiên cứu sâu rộng của ông, Giáo Sư Tighe cho rằng ngày 25 tháng Mười Hai “hoàn toàn phát xuất từ các cố gắng của các Kitô hữu La Tinh tiên khởi nhằm xác định ngày qua đời theo lịch sử của Chúa Giêsu”. Ông còn cho rằng việc Hoàng Đế Aurelian năm 247 lập ngày 25 tháng Mười Hai làm ngày mừng “việc hạ sinh của Mặt Trời Vạn Thắng… chắc chắn là một mưu toan tạo ra một ngày của người ngoại giáo nhằm thay thế cho ngày lễ lúc ấy đã trở thành quan trọng đối với các Kitô hữu Rôma”.

Tính ngày Lễ Giáng Sinh

Theo Giáo Sư Tighe, ý niệm cho rằng Ngày Lễ Giang Sinh bắt nguồn từ Ngày Mặt Trời của người ngoại giáo là ý niệm của hai học giả cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Paul Ernst Jablonski, một người Thệ Phản Đức, muốn chứng tỏ rằng việc mừng ngày sinh của Chúa Giêsu vào ngày 25 tháng Mươi Hai là một trong nhiều cố gắng nhằm “ngoại giáo hóa” Kitô Giáo, một việc được Giáo Hội vào thế kỷ thứ tư chủ trương, và là một trong nhiều “thoái hóa” nhằm biến Kitô Giáo tông truyền tinh tuyền thành Đạo Công Giáo. Còn Dom Jean Hardouin, một đan sĩ Biển Đức, thì cố gắng chứng minh rằng Giáo Hội Công Giáo tiếp nhận các ngày lễ của ngoại giáo để phục vụ các mục đích của Kitô Giáo mà không ngoại giáo hóa Tin Mừng.

Xem thêm:

Trong lịch Julian, được sáng chế năm 45 trước Công Nguyên, dưới thời Julius Caesar, ngày đông chí rơi vào ngày 25 tháng Mười Hai, và do đó, đối với Jablonski và Hardouin, điều hiển nhiên là nó có ý nghĩa ngoại giáo trước khi có ý nghĩa Kitô Giáo. Nhưng sự thực là ngày ấy không hề có ý nghĩa tôn giáo nào trong lịch lễ lạc của người Rôma ngoại giáo trước thời Aurelian, và việc thờ cúng mặt trời cũng không đóng một vai trò gì nổi bật ở Rôma trước thời hoàng đế này.

Có hai đền thờ mặt trời tại Rôma: một đền cử hành ngày cung hiến nó vào ngày 9 tháng Tám, còn đền kia cử hành ngày cung hiến nó vào ngày 28 tháng Tám. Nhưng, đến thế kỷ thứ hai, cả hai việc cúng tế này đều đã rơi vào quên lãng, khi các đạo thờ mặt trời của Đông Phương, như đạo thờ thần Mithra chẳng hạn, bắt đầu được người Rôma ưa chuộng. Và dù thế nào, không thứ đạo nào trong số này, dù cũ hay mới, có lễ lạc nào liên quan tới các ngày Đông/Hạ Chí hay các ngày Xuân/Thu Phân.

Chuyện xẩy ra là Hoàng Đế Aurelian, cai trị từ năm 270 cho tới ngày bị ám sát vào năm 275, vốn thù nghịch đối với Kitô Giáo và xem ra muốn cổ vũ việc lập ra ngày lễ “Sinh Nhật của Mặt Trời Vạn Thắng” như một phương thế hợp nhất các việc thờ cúng ngoại giáo khác nhau trong Đế Quốc quanh việc kỷ niệm “ngày tái sinh” hàng năm của thần Mặt Trời. Ông điều khiển một đế quốc lúc ấy xem ra đang bắt đầu sụp đổ trước bất ổn nội bộ, phản loạn tại các tỉnh, kinh tế xuống dốc, và những vụ tấn công liên tiếp của các bộ lạc Đức ở phía Bắc và của Đế Quốc Ba Tư ở phía Đông.

Tạo ra một ngày lễ mới, ông cố ý dùng sự khởi đầu của việc kéo dài hơn ánh sáng ban ngày và rút ngắn hơn bóng đêm vào ngày 25 tháng Mười Hai làm một biểu tượng cho việc “tái sinh” hay trẻ trung hóa mãi mãi Đế Quốc Rôma, phát sinh từ việc duy trì thờ cúng các thần minh mà sự phù trì của các vị đã đem lại cho Rôma sự vĩ đại và thống trị thế giới của nó. Nếu có thể kết nạp ngày lễ của Kitô Giáo thì càng tốt.

Một phó sản

Quả thực, chứng cớ thứ nhất cho thấy việc các Kitô hữu cử hành ngày 25 tháng Mười Hai như ngày sinh của Chúa Giêsu phát sinh từ Rôma, ít năm sau khi Aurelian, tức năm 336 công nguyên, nhưng có chứng cớ từ cả Đông Phương nói tiếng Hy Lạp lẫn Tây Phương nói tiếng La Tinh cho thấy các Kitô hữu đã tính toán ngày sinh của Chúa Giêsu trước khi họ cử hành ngày này trong phụng vụ, có khi từ các thế kỷ thứ hai và thứ ba. Thực vậy, chứng cớ này cho ta biết việc nhận ngày 25 tháng Mười Hai chỉ là phó sản của việc xác định ngày Chúa Giêsu chết và sống lại.

Việc trên xẩy ra thế nào? Có một sự mâu thuẫn biểu kiến giữa ngày Chúa Giêsu qua đời trong các Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng Thánh Gioan. Các Tin Mừng Nhất Lãm đặt ngày đó vào Ngày Vượt Qua (sau khi Chúa cử hành Bữa Vượt Qua vào đêm hôm trước), còn Tin Mừng Thánh Gioan thì đặt nó vào hôm Vọng Vượt Qua, đúng lúc chiên Vượt Qua được sát tế trong Đền Thờ Giêrusalem để dùng cho ngày lễ, để bảo đảm nó phải diễn ra sau hoàng hôn ngày đó.

Giải quyết vấn nạn trên bao hàm việc trả lời câu hỏi liệu Bữa Tối Cuối Cùng của Chúa chính là Bữa Vượt Qua, hay một bữa được cử hành một ngày trước đó; câu hỏi này ta không bàn ở đây. Ta chỉ cần biết rằng Giáo Hội Sơ Khai theo Thánh Gioan hơn là theo các Tin Mừng Nhất Lãm, và do đó tin rằng cái chết của Chúa Giêsu xẩy ra ngày 14 Nisan, theo lịch mặt trăng của Do Thái. Tiện thể cũng nên biết các học giả hiện đại đồng ý rằng cái chết của Chúa Giêsu rất có thể chỉ xẩy ra trong các năm 30 hay 33 công nguyên mà thôi, vì hai năm này là hai năm duy nhất thời đó khi ngày vọng Vượt Qua rơi vào hôm thứ Sáu, có lẽ vào ngày 7 tháng Tư năm 30 hay ngày 3 tháng Tư năm 33.

Tuy nhiên, lúc buộc phải tách ra khỏi Do Thái Giáo, Giáo Hội Sơ Khai đã bước vào một thế giới với những thứ lịch khác hẳn, và phải tính thời gian riêng để cử hành Ngày Chúa Chịu Nạn, chứ không còn lệ thuộc cách tính ngày Vượt Qua của tư tế Do Thái nữa. Ngoài ra, vì lịch Do Thái là lịch mặt trăng gồm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ít năm, một tháng thứ 13 phải được thêm vào bằng sắc lệnh của Thượng Hội Đồng để giữ cho lịch ăn khớp với các ngày xuân/thu phân và hạ/đông chí, cũng như tránh cho các mùa khỏi rơi “lạc” vào các tháng không thích đáng.

Ngoài khó khăn phải theo dõi việc định ngày Vượt Qua cho một năm nhất định nào đó, việc các Kitô hữu theo lịch mặt trăng để tính ngày riêng của họ cũng rất có thể đăt họ vào thế khó xử với cả người Do Thái lẫn dân ngoại, và rất có thể gây tranh cãi nội bộ không thôi. Chứng cớ lịch sử cho thấy trong thế kỷ thứ hai, họ vốn tranh cãi gắt gao về việc ngày Vượt Qua có luôn phải xẩy ra vào Chúa Nhật hay vào bất cứ ngày nào trong tuần miễn là sau ngày 14 tháng Artemision/Nisan 2 ngày.

Các khó khăn trên đã được giải quyết cách khác nhau giữa các Kitô hữu Hy Lạp ở phía đông và các Kitô hữu La Tinh ở phía tây Đế Quốc. Các Kitô hữu Hy Lạp hình như muốn tìm một ngày tương đương với ngày 14 Nisan trong lịch mặt trời của họ, và vì tháng Nisan là tháng trong đó ngày xuân phân xẩy ra, nên họ chọn ngày 14 tháng Artemision, là tháng trong đó ngày xuân phân luôn luôn diễn ra trong lịch của họ. Khoảng năm 300 công nguyên, lịch Hy Lạp bị lịch Rôma thay thế và vì các ngày đầu và cuối tháng trong hai hệ thống này không trùng nhau, nên ngày 14 Artemision đã trở thành ngày 6 tháng Tư.

Ngược lại, Các Kitô hữu La Tinh thế kỷ thứ hai ở Rôma và Bắc Phi hình như muốn thiết lập ngày lịch sử trong đó Chúa Giêsu qua đời. Đến thời Tertullianô, họ đã kết luận rằng Người qua đời vào thứ Sáu, 25 tháng Ba năm 29.

Tuổi Toàn Diện (Integral Age)

Do đó, ở Đông Phương, ta có ngày 6 tháng Tư, ở Tây Phương, ta có ngày 25 tháng Ba. Đến đây, thiết nghĩ nên giới thiệu một niềm tin hình như rất phổ biến trong Do Thái Giáo thời Chúa Giêsu, nhưng, vì không được nói tới ở bất cứ chỗ nào trong Thánh Kinh, nên đã hoàn toàn bị Kitô hữu quên mất. Đó là ý niệm “tuổi toàn diện” của các tiên tri Do Thái vĩ đại: ý niệm này cho rằng các tiên tri của Israel chết cùng ngày với ngày sinh hay ngày họ được thụ thai.

Ý niệm trên là một nhân tố chủ yếu để hiểu được tại sao một số Kitô hữu tiên khởi lại tin rằng ngày 25 tháng Mười Hai là sinh nhật của Chúa Giêsu. Các Kitô hữu tiên khởi đã áp dụng ý niệm trên vào Chúa Giêsu, nên ngày 25 tháng Ba và 6 tháng Tư không những là ngày Chúa Giêsu được giả thiết qua đời, mà còn là ngày Người được thụ thai hay được sinh ra nữa. Cũng có một số chứng cớ thoáng qua cho thấy ít nhất một số người ở các thế kỷ thứ nhất và thứ hai nghĩ rằng 25 tháng Ba hay 6 tháng Tư là sinh nhật của Chúa Giêsu. Nhưng nói chung, ý kiến cho rằng ngày Người được thụ thai là ngày 25 tháng Ba đã thắng thế.

Cho tới nay, ngày trên vẫn được Giáo Hội hoàn vũ cử hành như là Lễ Truyền Tin, khi Tổng Thiên Thần Gabriel đem tin vui Chúa Cứu Thế tới cho Trinh Nữ Maria; và nhờ sự chấp nhận của Trinh Nữ mà Ngôi Lời Đời Đời của Thiên Chúa (“ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời”) đã nhập thể trong cung lòng ngài. Thai kỳ kéo dài bao lâu? Chín tháng. Cộng chín tháng này vào 25 tháng Ba, ta sẽ có ngày 25 tháng Mười Hai; cộng nó vào ngày 6 tháng Tư, ta sẽ có ngày 6 tháng Giêng. Ngày 25 tháng Mười Hai là Lễ Giáng Sinh, và ngày 6 tháng Giêng là Lễ Hiển Linh.

Lễ Giáng Sinh (25 tháng Mười Hai) là lễ có nguồn gốc Kitô giáo Tây Phương. Ở Constantinople, hình như nó đã được đưa vào năm 379 hay 380. Theo một bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu, lúc ấy là một nhà khổ tu và giảng thuyết nổi tiếng tại quê hương Antiôkia, hình như lễ này được cử hành tại đó ngày 25 tháng Mười Hai năm 386. Từ trung tâm này, nó được loan truyền khắp Đông Phương Kitô Giáo, được Alexandria chấp nhận khoảng năm 432, được Giêrusalem chấp nhận một thế kỷ sau. Người Ácmêni, duy nhất trong số các Giáo Hội Kitô Giáo cổ thời, không bao giờ chấp nhận nó và cho tới nay vẫn cử hành ngày Chúa ra đời, việc Người hiển linh cho ba nhà thông thái, và việc Người chịu phép rửa cùng ngày 6 tháng Giêng.

Đến lượt mình, các Giáo Hội Tây Phương dần dần chấp nhận lễ Hiển Linh ngày 6 tháng Giêng của Đông Phương, vào khoảng giữa các năm 366 và 394. Nhưng ở Tây Phương, lễ này thường được trình bầy như ngày tưởng niệm việc ba nhà thông thái tới kính viếng Hài Nhi Giêsu, và trong tư cách ấy, nó là một lễ quan trọng, nhưng không phải là một trong các ngày lễ quan trọng nhất, khác với Đông Phương nơi người ta coi nó chỉ thua có Lễ Phục Sinh mà thôi.

Tại Đông Phương, Lễ Hiển Linh vượt hẳn Lễ Giáng Sinh. Lý do là: lễ này cử hành việc Chúa Giêsu chịu phép rửa tại Sông Giócđăng và là dịp trong đó Tiếng Chúa Cha và việc Chúa Thánh Thần hiện xuống đều đã tỏ lộ lần đầu tiên cho con người mau chết biết thần tính của Chúa Kitô Nhập Thể và Ba Ngôi trong Một Bản Tính Thiên Chúa.

Ngày lễ Kitô Giáo

Như thế, ngày 25 tháng Mười Hai như ngày giáng sinh của Chúa Giêsu rõ ràng không nợ nần bất cứ điều gì từ ảnh hưởng ngoại giáo trong thực hành của Giáo Hội từ thời hay sau thời Constantinô. Rất có thể nó không phải là ngày Chúa Giêsu sinh ra, nhưng nó hoàn toàn phát sinh từ các cố gắng của các Kitô hữu La Tinh sơ khai trong việc xác định ra ngày Chúa Kitô chết theo lịch sử.

Còn ngày lễ ngoại giáo do Hoàng Đế Aurelian thiết lập vào ngày đó năm 274 không những là một cố gắng dùng ngày đông chí làm lợi điểm chính trị, mà gần như cũng là một mưu toan đem ý nghĩa ngoại giáo đáng kể đến cho một ngày đến lúc đó đã rất quan trọng đối với các tín hữu Rôma. Sau này, đến lượt mình, nhân ngày Chúa Giêsu sinh ra, các Kitô hữu đã có thể dựa vào “Sinh Nhật của Mặt Trời Vạn Thắng” để nhắc tới việc mọc lên “ Mặt Trời Cứu Rỗi” hoặc “Mặt Trời Công Lý”.

The post Ngày Lễ Giáng Sinh không có nguồn gốc ngoại giáo appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/ngay-le-giang-sinh-khong-co-nguon-goc-ngoai-giao/feed/ 0
Nguồn gốc và ý nghĩa của Mùa Vọng. https://www.phimconggiao.com/nguon-goc-va-y-nghia-cua-mua-vong/ https://www.phimconggiao.com/nguon-goc-va-y-nghia-cua-mua-vong/#respond Sat, 19 Dec 2020 04:03:00 +0000 http://www.phimconggiao.com/?p=8515 Từ nguyên “mùa vọng” bắt nguồn từ thuật ngữ Latin adventus,nghĩa là đến một nơi hoặc một thời điểm nào đó. Mùa vọng, vì vậy, thường được hiểu như thời gian đợi chờ biến cố Giáng Sinh.

The post Nguồn gốc và ý nghĩa của Mùa Vọng. appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Tìm hiểu Mùa Vọng
Nguồn gốc và ý nghĩa của Mùa Vọng
Emmaus

1. Mùa vọng – thời gian đặc biệt trong năm

Mùa vọng là một thời gian đặc biệt trong năm Phụng Vụ của giáo hội Kitô để đón nhận ơn cứu độ, ân sủng của Thiên Chúa, và để đợi chờ Giêsu đến. Như là một thời gian chờ mong biến cố Giáng Sinh:

+ Với những giáo hội Đông Phương, mùa vọng kéo dài 40 ngày khởi đầu từ Chúa nhật gần lễ thánh Anrê cho đến lễ Hiển Linh.

+ Đối với những giáo hội Tây Phương, mùa vọng khởi đầu năm Phụng Vụ vào Chúa nhật thứ tư trước Giáng Sinh và kéo dài cho đến lễ vọng Giáng Sinh.

Thời điểm sớm nhất của mùa vọng khởi đầu vào ngày 27/11 và kết thúc vào ngày 24/12. Thời gian của mùa vọng khác nhau từ 4 cho đến 6 tuần lễ giữa những giáo hội Tây Phương và Đông Phương.

Nhưng đâu là ý nghĩa của mùa vọng: một dịp kỷ niệm sự kiện Giáng Sinh của Giêsu tại hang đá Bêlem xứ Giuđê, một sự tham dự và chuẩn bị của Kitô hữu trước khi Chúa đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết, hoặc một kinh nghiệm thiêng liêng của mỗi người về hài nhi Giêsu đang đến và ở lại với nhân loại trong một thời gian ngắn ngủi của hiện tại?

Một trong những cách thức trả lời câu hỏi là tìm về nguồn gốc của mùa vọng. Và với một nhận thức về lịch sử của thời gian khởi đầu năm Phụng Vụ, mùa vọng không những mang đến cho Kitô hữu niềm vui khi kỷ niệm sự kiện Nhập Thể của Ngôi Hai mà còn hướng chúng ta trông chờ trong hy vọng Thiên Chúa đến tại điểm tận cùng của thời gian.

2. Lịch sử mùa vọng

Từ nguyên “mùa vọng” bắt nguồn từ thuật ngữ Latin adventus,nghĩa là đến một nơi hoặc một thời điểm nào đó. Mùa vọng, vì vậy, thường được hiểu như thời gian đợi chờ biến cố Giáng Sinh. Mùa vọng quy chiếu Chúa đến theo hai nghĩa liên hệ nhau trong lịch sử cứu độ:

(1) sự kiện nhập thể của Giêsu vào cung lòng Đức Mẹ tại Bêlem xứ Giuđê;

(2) biến cố Thiên Chúa đến vào ngày Thẩm Phán để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.

Liên quan đến sử tính của mùa vọng, các sử gia không biết chính xác thời điểm mùa vọng được ấn định vào năm Phụng Vụ của Giáo hội. Tuy thế, theo một số học giả về phụng vụ, có tối thiểu hai giả thuyết về nguồn gốc của mùa vọng.

2.1. Mùa vọng khởi đầu tại Tây Ban Nha vào năm 380?

Trước hết, một số học giả lập luận rằng mùa vọng khởi đầu tại Tây Ban Nha vào năm 380. Cuối thập niên thứ IV sau Chúa Giáng Sinh, Công đồng Saragossa ban hành sắc lệnh yêu cầu Kitô hữu đến với nhau hàng ngày để ca tụng và phụng thờ Thiên Chúa từ 17/12 cho đến 6/1.

Tuần lễ đầu tiên của giai đoạn này tương ứng lễ hội Saturnalia của người Rôma, một đại lễ kéo dài từ 17/12 cho đến 23/12 cử hành việc thờ phượng Saturn – một vị thần bảo trợ mùa màng và nông nghiệp.

Với mục đích ngăn chặn Kitô hữu tham dự những nghi thức thờ cúng ngẫu tượng Saturn, Công đồng Saragossa đã thay thế lễ hội này với một lễ nghi Kitô giáo nhằm tôn vinh Đức Kitô – Mặt Trời Công Chính và Ánh Sáng của Thế Giới (Gioan 8:12). Những văn bản của Công đồng, tuy nhiên, đã không đề cập đến nghi thức và việc cử hành phụng vụ của mùa vọng và Giáng Sinh.

2.2. Mùa vọng được tìm thấy giữa thế kỷ thứ IV tại Gaul – Pháp?

Những dấu vết về nguồn gốc của mùa vọng cũng có thể được tìm thấy giữa thế kỷ thứ IV tại Gaul – Pháp. Vào thời điểm đó, giám mục Perpetuus của địa phận Tous yêu cầu Kitô hữu giữ chay ba ngày một tuần – thứ hai, thứ tư, và thứ sáu, khởi đầu từ 11/11, lễ thánh Mactin, cho đến lễ Chúa Giáng Sinh.

Những tuần lễ giữ chay thánh Martin là một thời gian đặc biệt Kitô hữu địa phận Tous hãm mình đền tội với mục đích trở nên tôi tớ trung thành tỉnh thức trông chờ Giêsu đến. Trong suốt giai đoạn này, chủ đề Đức Kitô đến phán xét trong ngày Thẩm Phán được nhấn mạnh hơn biến cố Giáng Sinh của Giêsu tại Bêlem xứ Giuđê.

Tuy nhiên, cả giám mục Perpetuus của địa phận Tous cũng như Công đồng Saragossa tại Spain đã không đề cập bất cứ điều gì liên quan đến nghi thức phụng vụ của mùa vọng.

2.3. Nghi thức phụng vụ của mùa vọng đã được hình thành bởi Giáo hoàng Gregory (590 – 604)

Nghi thức phụng vụ của mùa vọng hầu chắc đã được hình thành bởi Giáo hoàng Gregory (590 – 604) vào giữa thế kỷ thứ IV. Giáo hội Rôma cử hành bốn thánh lễ Chúa nhật cùng với ba ngày giữ chay cầu nguyện để chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu cho sự kiện Giáng Sinh hơn là chờ mong Chúa đến trong ngày Thẩm Phán. Thực vậy, vào thời gian đầu của Giáo hội, mùa vọng vừa là thời gian của hy vọng vừa là thời gian của niềm vui về biến cố Nhập Thể của Giêsu được kỷ niệm vào lễ hội Giáng Sinh.

Với ảnh hưởng của Giáo hội Rôma vào thế kỷ X và XI, mùa vọng bắt đầu nhận một vị trí và hình thức cụ thể hơn trong sách phụng vụ. Mùa vọng với bốn tuần lễ được áp dụng và cử hành khắp nơi trong toàn Giáo hội Tây Phương. Hơn nữa, mùa vọng được chuyển từ vị trí cuối trong năm Phụng Vụ đến điểm khởi đầu với mục đích loan báo những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Những mầu nhiệm này được khởi đầu với biến cố Nhập Thể đánh dấu thời gian Thiên Chúa cứu độ và hoàn tất tại điểm tận cùng của lịch sử với sự kiện Đức Kitô đến lần thứ hai vào ngày Thẩm Phán.

mua-vong

3. Ý nghĩa mùa vọng

Vào thời điểm hiện tại trong lịch sử Giáo hội, mùa vọng thường được quan niệm như là thời gian toàn thể Giáo hội chuẩn bị đợi chờ Giêsu đến qua sự kiện Giáng Sinh và Hiển Linh. Mùa vọng bao gồm bốn Chúa nhật.

+ Trong khi ba Chúa nhật đầu tiên đặt trọng tâm vào việc chuẩn bị Chúa đến lần thứ hai với lời loan báo của Gioan Ngôn Sứ, tiếng kêu trong sa mạc mời gọi nhân loại chuẩn bị con đường của Đức Kitô,

+ Chúa nhật cuối cùng của mùa vọng, kéo dài từ 17/12 cho đến 24/12, nhấn mạnh những tường thuật trong phúc âm của Luca và Matthêu liên quan đến biến cố Giáng Sinh của Giêsu tại hang đá Bêlem xứ Giuđê.

Xem thêm:[Phim] Thánh Giuse Nazareth | Joseph of Nazareth 2000

Chúng ta, nhân loại của thời gian, đang sống giữa quá khứ Giáng Sinh của Giêsu và tương lai của ngày Thẩm Phán, khi Đức Kitô sẽ đến như Ngài đã hứa. Đức Kitô, Đấng Emmanuel, đã đến với nhân loại từ điểm khởi đầu của lịch sử cứu độ và đang hiện diện giữa chúng ta.

Sự hiện diện của Giêsu được hữu hình hóa qua Kinh Thánh và các Bí Tích. Trong dòng chảy của lịch sử, Chiên Thiên Chúa đã mang khuôn mặt của con người, và tại điểm tận cùng của thời gian, nhân loại sẽ thấy khuôn mặt ấy một lần nữa khi Đức Kitô xuất hiện trong vinh quang.

Cho đến thời điểm đó, không những chúng ta nên tỉnh thức, sống trong hy vọng, nhưng còn mong chờ ngày ấy đến bằng việc thi hành những điều Giêsu tuyên bố tại khởi đầu sứ mạng của Ngài: “Thời gian đã mãn; Nước Thiên Chúa đã gần đến; hãy hoán cải, và tin vào Phúc Âm” (Maccô 1:15).

4. Tổng kết

Nói tóm, mùa vọng có thể đã bắt nguồn từ những lễ hội Kitô giáo nhằm tôn vinh Đức Kitô – Mặt Trời Công Chính tại Tây Ban Nha vào năm 318 hoặc từ tuần lễ giữ chay thánh Martin, một thời gian cầu nguyện trong đợi chờ biến cố Giáng Sinh tại Pháp vào giữa thế kỷ IV.

Nguồn gốc của mùa vọng cũng có thể đến từ Giáo hội Rôma khi kết hợp những truyền thống của tuần lễ giữ chay thánh Martin và lễ hội Kitô giáo tôn vinh Đức Kitô, Ánh Sáng của Thế Giới. Trọng tâm của mùa vọng không những liên quan đến việc cử hành biến cố Giáng Sinh của Giêsu nhưng còn hướng Kitô hữu trông chờ trong hy vọng Thiên Chúa đến lần thứ hai vào điểm tận cùng của thời gian.

Mùa vọng, vì thế, không đơn giản chỉ là một giai đoạn đánh dấu hai ngàn năm của lịch sử cứu độ. Mùa vọng là một sự kiện tôn giáo cử hành mặc khải của Thiên Chúa qua Đức Kitô, Đấng đã đến và đang đến để hòa giải nhân loại với Thiên Chúa. Đó là một tiến trình trong thời gian mà chúng ta, Kitô hữu, mong chờ trong niềm tin và hy vọng.

Với trọng tâm vào quá khứ, hiện tại, và tương lai của lịch sử cứu độ, mùa vọng biểu tượng hóa hành trình thiêng liêng của mỗi cá nhân và của toàn thể Giáo hội. Chúng ta tin rằng Giêsu đã đến với nhân loại tại hang đá Bêlem xứ Giuđê, Ngài đang hiện diện trong thế giới, và Ngài đang đến để giải thoát nhân loại khỏi đau khổ, tội lỗi, và cái chết.

Niềm tin đó mang lại nền tảng cho một cuộc sống mới trong Vương Quốc Thiên Chúa trên trái đất, cho một nhận thức sâu xa rằng chúng ta đang sống giữa dòng thời gian của quá khứ – hiện tại – tương lai, và cho một sự xác tín rằng Kitô hữu được gọi để yêu mến Thiên Chúa với tất cả trái tim, yêu mến anh em như người Samaritanô nhân hậu, và mong chờ trong hy vọng như người quản lý trung thành đợi chờ Giêsu đến.

The post Nguồn gốc và ý nghĩa của Mùa Vọng. appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/nguon-goc-va-y-nghia-cua-mua-vong/feed/ 0
Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch? https://www.phimconggiao.com/thien-chua-o-dau-giua-dai-dich/ https://www.phimconggiao.com/thien-chua-o-dau-giua-dai-dich/#respond Thu, 26 Mar 2020 03:19:15 +0000 https://www.phimconggiao.com/?p=15613 Trước sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19 và sự giết chóc của nó, nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi “tại sao?” Tại sao lại có đại dịch này? Tại sao Chúa để cho dịch bệnh xảy ra? Tại sao Chúa không can thiệp khi chúng ta kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng?

The post Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch? appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
Trước sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19 và sự giết chóc của nó, nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi “tại sao?” Tại sao lại có đại dịch này? Tại sao Chúa để cho dịch bệnh xảy ra? Tại sao Chúa không can thiệp khi chúng ta kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng?

Cha James Martin, một linh mục dòng Tên người Mỹ, chia sẻ những suy tư của ngài về mầu nhiệm sự dữ. Đối với cha, câu trả lời vẫn là không có câu trả lời. Nhưng cha xác tín rằng chúng ta có thể tìm câu trả lời của đau khổ nơi Chúa Giêsu. Qua cuộc đời của Chúa Giêsu, Kitô hữu biết rằng Con Thiên Chúa đã trải nghiệm và biết hết những đau khổ của phận người và chắc chắn Ngài không bỏ rơi chúng ta. Và những người không phải Kitô hữu cũng tìm được nơi Chúa Giêsu một gương mẫu cho cuộc sống. Vấn đề là chúng ta có tin vào một Thiên Chúa mà chúng ta không hiểu không?

Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch?
Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch?
Có thể bạn quan tâm: Thánh Giuse nói với ta điều gì giữa đại dịch Covid-19

Cha Martin chia sẻ: “Mùa hè năm ngoái tôi phải đi hóa trị. Và mỗi khi tôi đi qua cánh cửa có bảng ghi “Khoa Ung thư xạ trị”, trái tim tôi dường như hụt đi một nhịp. Trong khi tình trạng bệnh của tôi không nguy hiểm lắm (khối u của tôi là lành tính, và đôi khi người ta cần xạ trị), hàng ngày tôi đã gặp những người cận kề với cái chết.

Cuộc “hẹn” của mỗi người

Trong sáu tuần lễ, mỗi ngày tôi đón một chiếc taxi và nói, làm ơn đưa tôi đến đường 68 và York. Khi đến nơi, tôi dừng lại ở một nhà thờ gần đó để cầu nguyện. Sau đó, trên đường đi đến nơi hẹn làm hóa trị, nằm trong một khu phố đầy các bệnh viện, tôi đã đi ngang qua những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, những ông già bà cụ kiệt sức phải ngồi xe lăn, được các nhân viên chăm sóc y tế tại gia đẩy đi và những người vừa mới phẫu thuật. Nhưng trên cùng những vỉa hè đó, tôi gặp các bác sĩ bận rộn, những y tá tươi cười và các thực tập viên háo hức, và nhiều người khác nhìn có vẻ rất khỏe mạnh. Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra: Tất cả chúng ta sẽ đến đường 68 và York, mặc dù tất cả chúng ta đều có những giờ hẹn khác nhau của mình.

Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?

Chỉ trong vài tuần qua, hàng triệu người bắt đầu lo sợ rằng họ đang đi đến cuộc hẹn của mình với vận tốc kinh hoàng, do đại dịch Covid-19. Sự kinh hoàng do lây nhiễm lan nhanh cộng thêm cú sốc bởi sự khởi phát đột ngột của nó. Là một linh mục, tôi đã nghe thấy các cảm xúc tuôn tràn như núi lở trong tháng vừa qua: hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, bối rối và tuyệt vọng. Càng ngày tôi càng cảm thấy như mình sống trong một bộ phim kinh dị, nhưng theo bản năng, tôi đã tắt cuốn phim này đi vì nó gây quá nhiều xáo trộn. Và ngay cả những người sùng đạo nhất cũng hỏi tôi: Tại sao điều này xảy ra? Và: Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?

Mầu nhiệm sự dữ

Về cơ bản, nó giống như câu hỏi mà mọi người đặt ra khi một cơn bão tước đi hàng trăm mạng sống hoặc khi một đứa trẻ chết vì ung thư. Nó được gọi là “vấn đề đau khổ”, “mầu nhiệm về sự dữ’, … và nó là một câu hỏi mà các vị thánh và các nhà thần học đã phải vật lộn trong nhiều thiên niên kỷ. Câu hỏi về nỗi đau khổ tự nhiên (từ bệnh tật hoặc thiên tai) khác với câu hỏi về “sự ác luân lý”. Nhưng bỏ qua  phân biệt thần học này, câu hỏi hiện nay đã làm mệt mỏi tâm trí của hàng triệu người có đức tin, của những người mất can đảm với số người chết đang gia tăng đều đặn, của những người đấu tranh với những câu chuyện về các bác sĩ buộc phải phân loại bệnh nhân và những người giật mình trước những bức ảnh của những hàng dài các quan tài: Tại sao?

Đau khổ để thử thách, tôi luyện đức tin?

Qua nhiều thế kỷ, nhiều câu trả lời về đau khổ tự nhiên đã được đưa ra; tất cả đều muốn trả lời câu hỏi theo một cách nào đó. Phổ biến nhất là câu trả lời cho rằng đau khổ là một thử thách. Đau khổ thử thách đức tin của chúng ta và củng cố nó, như lời thánh Gia-cô-bê: “Thưa anh chị em, bất cứ khi nào anh chị em gặp bất kỳ thử thách nào, đừng xem nó là điều gì khác hơn là niềm vui, bởi vì anh chị em biết rằng thử thách đức tin sẽ làm cho nó kiên vững”. Nhưng trong khi giải thích đau khổ như một thử thách có thể giúp ích trong các khó khăn nho nhỏ (ví dụ như sự kiên nhẫn được kiểm tra bởi một người gây phiền hà), thì nó thất bại trong những trải nghiệm đau đớn nhất của con người. Có phải Chúa gửi bệnh ung thư đến để thử thách một đứa trẻ? Đúng là cha mẹ của em bé có thể học được điều gì đó về sự kiên trì hoặc đức tin, nhưng cách tiếp cận đó có thể khiến Chúa trở thành một con quái vật.

Đau khổ là hình phạt của tội lỗi?

Cũng có lập luận cho rằng đau khổ là một hình phạt của tội lỗi, một cách giải thích vẫn còn phổ biến giữa một số tín hữu (họ thường nói rằng Chúa trừng phạt những người hoặc những nhóm mà không cùng ý kiến với họ). Nhưng chính Chúa Giêsu đã bác bỏ lối suy nghĩ đó khi Ngài gặp một người mù như câu chuyện được kể lại trong Tin Mừng thánh Gioan chương 9: Thưa Thầy, ai là người đã phạm tội, người đàn ông này hoặc cha mẹ anh ta, khiến anh ta sinh ra đã bị mù? Chúa Giêsu trả lời: “Không phải người đàn ông này cũng không phải cha mẹ của anh ta đã phạm tội”. Đây là lời bác bỏ dứt khoát của Chúa Giêsu về hình ảnh một Chúa Cha tàn ác. Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu trả lời câu chuyện về tháp Babel bằng đá đã đổ xuống và đè chết đám đông dân chúng: Anh em nghĩ rằng họ là những kẻ tội lỗi tồi tệ hơn tất cả những người khác sống ở Giêrusalem sao? Tôi nói với anh em không phải như vậy.”

Tam đoạn luận

Sự nhầm lẫn chung của các tín hữu được gói gọn trong cái được gọi là tam đoạn luận không chắc chắn, có thể được tóm tắt như sau: Thiên Chúa hoàn toàn quyền năng, do đó, Thiên Chúa có thể ngăn chặn đau khổ. Nhưng Thiên Chúa không ngăn cản đau khổ, do đó, Thiên Chúa không phải là toàn năng hoặc không hoàn toàn yêu thương.

Nguyên nhân của đau khổ: Chúng ta không biết!

Cuối cùng, câu trả lời trung thực nhất cho câu hỏi tại sao virut Covid-19 lại giết chết hàng ngàn người, tại sao các bệnh truyền nhiễm lại tàn phá nhân loại và tại sao lại có đau khổ, đó là: Chúng ta không biết. Đối với tôi, đây là câu trả lời trung thực và chính xác nhất. Người ta cũng có thể nghĩ rằng virus là một phần của thế giới tự nhiên và bằng một cách nào đó đóng góp cho cuộc sống, nhưng cách giải thích này không thể dùng để nói chuyện với một người bị mất bạn bè hoặc người thân. Một câu hỏi quan trọng đối với những người có đức tin trong những lúc đau khổ là: Bạn có thể tin vào một Thiên Chúa mà bạn không hiểu không?

Câu trả lời là Chúa Giêsu

Nhưng nếu mầu nhiệm đau khổ không thể giải đáp được thì các tín hữu có thể đi tìm lời giải đáp ở đâu trong những lúc như thế này? Đối với người Kitô hữu và có lẽ ngay cả đối với người khác, câu trả lời là Chúa Giêsu.

Một Giêsu sống trong một thế giới với những giới hạn của con người

Các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu vừa hoàn toàn là Thiên Chúa vừa hoàn toàn là con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bỏ qua phần thứ hai. Giêsu thành Nazareth được sinh ra trong một thế giới của bệnh tật. Trong cuốn sách “Đá và phân, dầu và nước bọt”, về cuộc sống hàng ngày ở Galilê vào thế kỷ thứ nhất, Jodi Magness, một học giả về Do Thái giáo thời kỳ đầu, gọi môi trường mà Chúa Giê-su sống bẩn thỉu, tồi tệ và không lành mạnh. John Dominic Crossan và Jonathan L. Reed, các học giả về bối cảnh lịch sử của Chúa Giêsu, đã tổng hợp những điều kiện sống này trong một câu nói nghiêm túc trong cuốn sách “Khai quật Giêsu”: “Một trận cúm, một cơn cảm lạnh, hay một cái răng bị sưng có thể giết chết người. Đây là thế giới của Giê-su.”

Đối với Kitô hữu: Chúa Giêsu là con người và cảm hiểu hết những bệnh tật

Hơn nữa, trong sứ vụ công khai của mình, Chúa Giêsu liên tục tìm kiếm những người bị bệnh. Hầu hết các phép lạ của Ngài là chữa lành khỏi bệnh tật và khuyết tật: các căn bệnh về da (thường được gọi chung là phong cùi), chứng động kinh, một người phụ nữ bị rong kinh, một bàn tay bại liệt, mù lòa, câm điếc, bất toại. Trong những thời điểm đáng sợ này, các Kitô hữu có thể thấy thoải mái khi biết rằng khi họ cầu nguyện với Chúa Giêsu, họ đang cầu nguyện với một người hiểu họ không chỉ bởi vì Ngài là Thiên Chúa và biết tất cả mọi sự, mà bởi vì Ngài là con người và đã có kinh nghiệm về tất cả những điều này.

Đối với người không phải Kitô hữu: Chúa Giêsu là mẫu gương chăm sóc bệnh nhân, với trái tim cảm thương

Nhưng những người không phải là Kitô hữu cũng có thể xem Chúa Giêsu như một gương mẫu chăm sóc người bệnh. Không cần phải nói, khi chăm sóc cho người bị nhiễm virus corona, người ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để không lây nhiễm bệnh. Nhưng đối với Chúa Giêsu, người bệnh hay người sắp chết không phải là người khác, không phải là người đáng trách, mà là anh chị em của chúng ta. Khi Chúa Giêsu thấy một người có khốn khổ, các Tin mừng cho chúng ta biết rằng trái tim của Ngài đã bị lay động bởi lòng thương xót. Ngài là mẫu gương về cách thế chúng ta sống trong cuộc khủng hoảng này: với những trái tim xúc động vì thương xót.

Đối với tôi, Chúa Giêsu là khuôn mẫu cho cuộc sống

Bất cứ khi nào tôi cầu nguyện trong nhà thờ gần đường 68 và York, tôi dừng lại trước một bức tượng Chúa Giêsu, đôi tay Ngài vươn ra, trái tim Ngài lộ ra. Chỉ là một bức tượng thạch cao, đó không phải là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nhưng nó rất có ý nghĩa với tôi. Tôi không hiểu tại sao mọi người chết, nhưng tôi có thể đi theo một người, là Đấng cho tôi một khuôn mẫu cho cuộc sống.” (The New York Times 22/03/2020)

James Martin SJ – Nguồn: Vatican News Tiếng Việt

The post Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch? appeared first on Phim Công giáo HD.

]]>
https://www.phimconggiao.com/thien-chua-o-dau-giua-dai-dich/feed/ 0