Thánh Ca Tận Hiến Bất Hủ , Lạy Chúa Con Đây 2021

  • Giới thiệu: Thánh Ca Tận Hiến Bất Hủ , Lạy Chúa Con Đây 2021

    Lời kêu gọi” là một đề tài thường nghe trong Kinh Thánh. Thiên Chúa kêu một dân, và những con người cụ thể. “Đức Chúa đã đem lòng quyến luyến và chọn anh em, không phải vì anh em đông hơn mọi dân, thật ra anh em là dân nhỏ nhất trong các dân. Nhưng chính là vì yêu thương anh em và để giữ lời thề hứa với cha ông anh em …” (Đnl 7: 7-8) – Những thí dụ về tiếng gọi cá biệt được Kinh Thánh thuật lại thì rất nhiều, và thường theo một sơ đồ mẫu : Lời chào mở đầu, lệnh truyền giao cho một sứ mạng, luận bác của người được chọn, lời đáp của Thiên Chúa trước luận bác và dấu chỉ để minh xác tiếng gọi. Các yếu tố này của kinh nghiệm trong Kinh Thánh vẫn còn giá trị cho kinh nghiệm thời nay,



    Nhưng “tiếng gọi” không chỉ giới hạn trong một hành động của dĩ vãng mà người ta còn tiếp tục trung thành. Đây là một lời gọi thường xuyện của Thiên Chúa, “để con người tiếp tục đáp lại sự Thánh hiến mà chính người thực hiện nơi họ. Do đó, sống ơn gọi sẽ đòi hỏi một sự tái khám phá liên lỉ ý nghĩa của lời gọi của Thiên Chúa, mọi lúc và mọi thời kỳ của kiếp sống con người.



    Và do đó mà ơn gọi luôn sẽ là một “tiếng gọi vô định, bí mật, huyền nhiệm” của Thiên Chúa; đó là một “thứ mà người ta đang sở hữu và cũng không ngừng ra sức chiếm hữu”. Điều này đòi hỏi một thái độ luôn tìm kiếm, vì đây là “một dự phóng phải thực hiện trong một quá trình theo đuổi”: Điều này lại sẽ đòi hỏi sự biện phân trong cuộc tìm kiếm này, bởi vì đây là những ngưỡng cửa phải bước qua hơn là những bước tường chắn – Ơn gọi dìm con người vào trong một thái độ “hành hương”, kéo người ấy ra khỏi bản thân mình.



    Vì thế, ơn gọi hệ tại ở việc “sống theo tác động của Thánh Thần” hơn là “làm việc này việc kia”. Cho nên vấn đề là sống theo dự phóng hơn là theo một chương trình được vạch sẵn. Đó là sự chọn lựa sống đời tu Dòng không thể là vì động lực của một hành động thuần túy nghiệp vụ (người ta có thể làm đủ mọi thứ nghề với tinh thần Kitô mà không cần phải buộc về một cơ cấu tu dòng nào theo Giáo Luật cả): sự chọn lựa phải là do một “hành động của tiếng gọi”.



    Phải sống ơn gọi như là một hồng ân, cách tự nguyện, tự do và như có một ý nghĩa.



    Người ta không bao giờ được xem ơn gọi như một sự can thiệp vụng về của Thiên Chúa vào cuộc đời của một con người. Luôn luôn phải có sự cố kết giữa “ơn gọi – lạc phía – ân sủng”, làm sao cho sự gia tăng của mỗi một thành tố cũng đồng thời kiện cường hai thành tố kia. Một ơn gọi sống với một cường độ mãnh liệt hơn cũng phải tương ứng với một lạc phúc và một ân sủng lớn hơn.



    Ân sủng không loại trừ sự tự lập của con người hoặc của tự nhiên. Ở đây có điều gì đó tương tự như điều mà một người thanh niên làm trong ngày anh hứa hôn: người thanh niên ấy hiến trọn tình yêu của anh cho người thiếu nữ mà anh đã chọn: làm như thế có nghĩa là anh từ bỏ không những tình yêu đối với những người nữ khác, mà còn từ bỏ cả những vui thú của một đời sống tự do nữa. cảm thấy vui thú trong đời tu trì của mình – mà đó là dấu chỉ của ơn gọi – do đó nhất định bao hàm luôn một sự đoạn tuyệt kiên quyết với những gì trái ngược với tính chân thực của ơn gọi ấy. Thú vui mà người ta cảm nhận được như thế là phát sinh sự khổ chế. Mâu thuẫn chăng? Không đâu! Người nào cảm nhận vui thú trong sự hoàn thành một phận sự đến mức độ say mê phận sự ấy, thì người đó tất biết rõ bằng kinh nghiệm rằng cảm thức ấy không cho phép mình tung tăng nữa – Và điều này không phải là gánh nặng cho mình.



    Cho nên sẽ thật là sai lầm nếu quả quyết rằng phải chọn giữa “ơn gọi tu Dòng” và “thành tựu nhân bản”: người ta không thể phát huy cái này mà làm thiệt cho cái kia. Cũng vậy, khi mà sự lựa chọn liên hệ đến “Thiên Chúa và con người”, hay khi phải lựa chọn một ơn gọi mà vừa biết rằng mình vừa bước vào một cuộc sống vô vị, nhưng sau này mình sẽ nhận được phần thưởng của sự hy sinh mà mình đã chấp nhận ở đời này. Người đi theo ơn gọi sẽ phải là con người luôn luôn quân bình, trên đó ân sủng tác động: người ấy đảm nhận những xu hướng của cảm tính và của bản năng bằng cách vượt lên trên những xu hướng ấy.



    Nếu lời gọi được “mệnh danh là trường kỳ”, thì điều này có nghĩa là người ta không những phải đảm trách nó, mà còn phải tái khám phá nó không ngơi. Nó là một “dự phóng của lời gọi” trước hết, hay là dự phóng của sự đáp trà lại một tiếng gọi liên lỉ.



    Hạt nhân của ơn gọi là tình yêu, và điều này mang ý nghĩa trong mức độ người ta sống ơn gọi trong bầu khí của tình yêu. Phải nhìn ơn gọi như là cái nhìn của Đấng khác (Đức Giêsu Kitô) hướng tới những người khác (sứ mạng) và với những người khác (cộng đoàn).



    Nếu chúng ta hiều như thế, thì ơn gọi sẽ đặt chúng ta vào trong một thái độ đầy yêu sách và đòi hỏi một “nguyện vọng LÀ” thay vì một “nguyện vọng LÀM”. Vì thế các cộng đoàn tu sĩ phải gồm những người “được gọi liên lỉ” và không ngừng biện phân tiếng gọi”.