0:00

0:00

Status:
Audio Bài giảng
Đạo diễn:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Diễn viên:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Thể loại:
Audio Bài giảng, Kinh Thánh 100 Tuần
Sản xuất:
Phim Công giáo HD
Thời lượng:
45 Phút
Năm phát hành:
2014

Tuần 111: Tin Mừng Gioan (Chương 1 – 6)

Tuần 111 –  TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN (chương 1-6)

TỔNG QUÁT

Tuần 111 –  TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN (chương 1-6)

1. Tác giả Tin Mừng thứ tư

Chỉ trong phần II của sách Tin Mừng thứ tư (13,23-25; 19,26; 20,2-8), đọc giả mới thấy nhắc đến “người môn đệ Chúa Giêsu yêu mến” hoặc “người môn đệ khác”. Nhưng không có chỗ nào nói rõ tên người môn đệ ấy là Gioan. Tác phẩm chỉ cho biết người môn đệ này rất gắn bó với thánh Phêrô, ông ở bên cạnh Đức Maria trên đồi Golgotha, “ông đã thấy và đã làm chứng” (19,35). Dựa vào Tin Mừng nhất lãm, người ta biết ba môn đệ gần gũi Chúa Giêsu nhất là Phêrô, Giacôbê và Gioan (Mc 5,37; 9,2; 14,33). Giacôbê đã chết vào năm 44. Chỉ còn lại Phêrô và Gioan. Trong khi đó, sách Tin Mừng thứ tư cho biết Phêrô và “người môn đệ Chúa yêu” gắn bó với nhau, cho nên chắc hẳn người môn đệ này là Gioan.

Ngoài ra, truyền thống chưa bao giờ nghi ngờ việc thánh Gioan là tác giả sách Tin Mừng thứ tư. Thánh Irênê khẳng định: “Sau các môn đệ khác, đến lượt Gioan, người môn đệ Chúa Giêsu đã tựa đầu vào ngực ông, cũng đã viết sách Tin Mừng khi ở Ephêsô”. Còn thánh Clêmentê Alexandria (210) viết: “Khi thấy những người khác chỉ kể lại những sự kiện bên ngoài, thì Gioan, người sau cùng, được bạn hữu khuyến khích và được Thánh Thần linh ứng, đã viết Tin Mừng thiêng liêng”.

2. Lược đồ Tin Mừng Gioan

THÁNH THI MỞ ĐẦU (1,1-18)

PHẦN I : SÁCH CỦA NHỮNG DẤU LẠ (1,19 – 12,50)

I. Khi mạc khải khởi đầu (1,19-51)

1. Gioan tẩy giả làm chứng về bản thân (1,19-28)
2. Gioan tẩy giả làm chứng về Chúa Giêsu (1,29-34)
3. Các môn đệ của Gioan đến với Chúa Giêsu (1,35-51)

II. Từ Cana đến Cana (2,1 – 4,54)

1. Dấu lạ đầu tiên tại Cana : nước hoá thành rượu (2,1-12)
2. Thanh tẩy đền thờ (2,13-22)
3. Chúa Giêsu và Nicôđêmô (3,1-36)
4. Chúa Giêsu, người phụ nữ Samaria và dân Samaria (4,1-42)
5. Dấu lạ thứ hai tại Cana (4,43-54)

III. Chúa Giêsu và những ngày lễ lớn của người Do thái (5,1 – 10,42)

1. Chúa Giêsu và ngày sabát (5,1-47)
2. Chúa Giêsu trong dịp lễ Vượt qua : hoá bánh ra nhiều (6,1-15), đi trên biển (6,16-21), diễn từ về Bánh hằng sống (6, 22-71)
3. Chúa Giêsu trong dịp Lễ Lều (7,1 – 8,59) : Cảnh 1 (7,14-36), cảnh 2 (7,37-52), người phụ nữ ngoại tình (7,53-8,11), cảnh 3 (8,12-59)
4. Tiếp theo Lễ Lều (9,1-10,21) : người mù từ thưở mới sinh (9,1-41), Chúa Giêsu là mục tử nhân lành (10,1-21)
5. Chúa Giêsu trong dịp lễ Cung hiến (10,22-42)

IV. Chúa Giêsu đi đến Giờ của Ngài và vinh quang (11,1-12,50)

1. Phục sinh Lagiarô (11,1-44)
2. Chúa Giêsu bị lên án (11,45-57)
3. Những cảnh chuẩn bị : xức dầu tại Betania (12,1-11), Vào thành Giêrusalem (12,12-29), Giờ của Chúa (12,20-36), diễn từ cuối cùng (12,44-50)

PHẦN II. SÁCH VINH QUANG (13,1 – 20,31)

I. Bữa tiệc ly (13,1-30)

1. Dẫn nhập (13,1-3)
2. Rửa chân (13,4-20)
3. Loan báo sự phản bội (13,21-30)

II. Những diễn từ cuối cùng (13,31-17,26)

1. Diễn từ giã biệt lần I (14,1-31)
2. Diễn từ giã biệt lần II (15-16,33)
3. Lời cầu của Chúa Giêsu (17,1-26)

III. Bài tường thuật thương khó (18,1 – 19,42)

1. Bị bắt trong vườn Cây Dầu (18,1-11)
2. Tại nhà thượng tế Anna (18,12-27)
3. Trước toà Philatô (18,28-19,16)
4. Khổ hình thập giá (19,17-37)
5. Mai táng (19,38-42)

IV. Chúa Giêsu sống lại (20,1-31)

1. Những lần hiện ra (20,1-29) : Maria Madalena, Simon Phêrô và người môn đệ Chúa yêu (20,1-18), với các môn đệ nhưng thiếu Toma (20,19-23), với Toma (20,24-29)
2. Kết luận (20,30-31)

Lời bạt ở chương 21
Mẻ lưới bất thường (21,1-14)
Simon Phêrô và sứ mạng mục tử (21,15-23)

Lời phi lộ (21,24-25)

TIỆC CƯỚI CANA (2,1-12)

Đây là dấu lạ đầu tiên Chúa Giêsu làm (2,11). Vậy dấu lạ này có ý nghĩa gì? Chắc chắn ý nghĩa căn bản của dấu lạ là với Chúa Giêsu, thời đại Mêsia đã đến. Cái được biến đổi ở đây không chỉ đơn thuần là nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, nhưng là nước được dùng trong những nghi thức thanh tẩy thời Cựu Ước (2,6). Nước ấy không chỉ được biến đổi thành rượu chung chung mà là rượu hảo hạng và tràn trề (những sáu chum, mỗi chum chứa 80 hay 120 lít). Sự phong phú đó là hình ảnh thời đại mêsia (x. Amos 9,13-14; Joel 3,18). Việc biến đổi nước thời Cựu Ước thành rượu thời mêsia cho thấy bữa tiệc cưới không chỉ là tiệc cưới nhưng là hình ảnh bàn tiệc mêsia, và chú rể trong tiệc cưới này chính là Chúa Giêsu (x. 3,29).

Ở đây ta cũng có thể liên tưởng đến mầu nhiệm nhập thể, mầu nhiệm Thiên Chúa làm người để nâng con người lên. Trong cử hành phụng vụ Thánh Thể, khi linh mục đổ chút nước vào rượu, ngài thầm thĩ đọc lời nguyện: “Như chút nước này được hoà với rượu nho, xin cho nhân tính chúng con được hoà vào thần tính của Chúa.” Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đảm nhận bản tính loài người và nâng bản tính đó lên tầm cao mới, làm cho con người được tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Điều đó không phải là kết quả của nỗ lực tự nhiên nhưng trước hết và trên hết là ân sủng của Thiên Chúa. Phần vụ của chúng ta là sẵn sàng đáp lại bằng lòng tin, mở rộng tâm hồn để đón nhận ân huệ Thiên Chúa ban như lời Mẹ Maria căn dặn các gia nhân trong tiệc cưới : “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” (2,5).

Trình thuật này cũng thường được chọn đọc trong các thánh lễ hôn phối để giúp người Kitô hữu ý thức rằng Chúa Giêsu đã nâng hôn nhân lên thành bí tích, nghĩa là dấu chỉ diễn tả tình yêu giữa Đức Kitô và Gíao Hội, đồng thời ban ơn cho đôi vợ chồng để họ có thể sống tình yêu cao cả đó. Càng sống trong một thời đại mà đời sống gia đình bị đe doạ và đổ vỡ rất nhiều, các đôi vợ chồng công giáo càng cần phải làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa, và họ có thể làm được điều đó khi sống theo lời căn dặn của Mẹ Maria : “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” (2,5).

Cuối cùng, Mẹ Maria xuất hiện trong trình thuật như người phụ nữ tinh tế và nhạy bén trước nỗi bối rối của gia đình chủ tiệc. Sự nhạy bén đó phát xuất từ tấm lòng chan chứa yêu thương của Mẹ, vì nhạy bén trước nhu cầu của người khác là nét tinh tế nhất của tình yêu (Jean Guitton). Hơn thế nữa, Mẹ còn tìm cách can thiệp để giúp gia đình đôi tân hôn thoát khỏi cảnh khó khăn. Trong suốt lịch sử Giáo Hội, người tín hữu xác tín điều đó nên ở khắp nơi và trong mọi thời, họ chạy đến với Mẹ để xin Mẹ trợ giúp ủi an. Ước gì khi đến với Mẹ Maria, ta cũng học được nơi Mẹ sự nhạy bén của tình yêu, nhờ đó cuộc sống gia đình cũng như cộng đoàn sẽ gia tăng niềm vui và an bình.

NGƯỜI PHỤ NỮ XỨ SAMARI (4,1-42)

Sau trình thuật về tiệc cưới Cana, thánh Gioan kể về việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem ((2,13-22) và cuộc đối thoại của Chúa với Nicôđêmô (3,1-21). Những trình thuật này đều có mục đích giới thiệu sự mới mẻ mà Chúa Giêsu đem đến : rượu mới thời mêsia, đền thờ mới, sự sống mới trong nước và Thánh Thần. Trong trình thuật về người phụ nữ xứ Samari, thánh Gioan mô tả Chúa Giêsu như nguồn nước ban sự sống, và nói đến sự thờ phượng đích thực. Đây là một trình thuật được biên soạn rất công phu, có thể phân đoạn như sau để dễ thấy và dễ hiểu hơn :

Dẫn nhập (4,1-6) : Chúa Giêsu rời Giuđêa để đi Galilê; trên đường qua Samari, ngài
nghỉ ngơi bên bờ giếng.

Cuộc đối thoại thứ nhất (4,7-26) : giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ

– Nước hằng sống (câu 7-15) : từ nước giếng đến nước đem lại sự sống đời đời.

– Thờ phượng trong Thần khí và sự thật (câu 20-26)

Cuộc đối thoại thứ hai (4,31-38) : giữa Chúa Giêsu và các môn đệ

– Lương thực của Chúa Giêsu (câu 31-34) : Thánh ý của Đấng đã sai Thầy

– Mùa gặt (câu 35-38) : “Đồng lúa đã chín vàng…”

Kết luận (4,39-42) : niềm tin của dân Samari “Người thật là Đấng cứu độ trần gian”

Một vài ghi nhận để giúp hiểu bản văn dễ hơn:

Do hoàn cảnh lịch sử, giữa người Do thái và người Samari có mối quan hệ không tốt, nếu không nói là tồi tệ. Do đó người phụ nữ Samari rất ngạc nhiên khi Chúa Giêsu đến trò chuyện với chị, lại còn xin nước uống (4,6)!

Thông thường, thánh Gioan mô tả Chúa Giêsu bằng những từ ngữ đề cao thần tính của Chúa, nhưng ở đây, ngài lại mô tả Chúa Giêsu rất “người”: mỏi mệt, ngồi ngay bên bờ giếng (4,6). Cả người phụ nữ cũng được mô tả rất “đời” : chị đi kín nước vào giữa trưa (câu 6)! Các phụ nữ khác đã đi lấy nước từ sáng, còn chị này mãi đến trưa mới đi kín nước, chứng tỏ chị có lối sống không giống ai, có lẽ còn bận tiếp chuyện với các ông! Phần kế tiếp của câu truyện cho thấy chị sống khá buông thả. Thế nhưng chính người phụ nữ buông thả này, một khi gặp được Lời Chúa, đã trở thành người loan báo Tin Mừng cho cả thành. Lời Chúa có sức biến đổi lạ lùng!

Như đã được học, các sách Tin Mừng không chỉ đơn thuần là sách tiểu sử về Chúa Giêsu nhưng còn phản ánh kinh nghiệm sống đức tin của các cộng đoàn. Trình thuật này cũng phản ánh sứ vụ của Giáo Hội đem Tin Mừng đến cho dân Samari như được mô tả trong Cv 8,4-25.

Điều đáng quan tâm là dân Samari đã tin vào Chúa Giêsu không vì bất cứ dấu lạ nào nhưng chỉ vì sức mạnh của Lời: “Số người tin vì lời Đức Giêsu còn đông hơn nữa. Họ bảo người phụ nữ : Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian” (câu 41-42).

Trình thuật này còn là bài học quý giá cho đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu, cách riêng trong mùa Chay. Chúa Giêsu đã dẫn đưa người phụ nữ Samari từ chỗ khát nước đến chỗ khám phá nỗi khát khao sâu xa hơn trong cuộc đời chị, nỗi khát khao mà chỉ một mình Chúa mới có thể lấp đầy. Cũng thế, trong mùa Chay, Giáo Hội mời gọi ta giữ chay không chỉ để chu toàn một vài lề luật hay để lập công với Chúa, nhưng ăn chay để khám phá cơn đói sâu xa hơn trong lòng ta, cơn đói mà chỉ một mình Chúa mới có thể lấp đầy. Vì thế, đây là thời gian thuận tiện để mỗi người nhìn lại lòng mình để khám phá nỗi khát khao : phải chăng chỉ là của cải vật chất? hay còn là tình yêu? Và còn là những gì sâu xa nhất? Ước gì trải nghiệm của thánh Augustino cũng trở thành trải nghiệm của mỗi chúng ta : “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con còn mãi băn khoăn khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.”

Theo dõi
Thông báo
guest

1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Tuần 111: Tin Mừng Gioan (Chương 1 – 6) […]

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New