0:00

0:00

Status:
Audio Bài giảng
Đạo diễn:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Diễn viên:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Thể loại:
Audio Bài giảng, Bài giảng, Kinh Thánh 100 Tuần
Sản xuất:
Phim Công giáo HD
Thời lượng:
45 Phút
Năm phát hành:
2013

Sách Sử Biên Niên I & II | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

Sách Sử Biên Niên I & II | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

Nội dung Tuần 58 Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

I. TỔNG QUÁT

Các học giả cho rằng sách Sử biên niên I & II là sách viết lại lịch sử Israel từ quan điểm của các tư tế thời hậu lưu đày. Các học giả cũng đồng ý rằng hai sách này được viết lịch sử trong sách Đệ nhị luật, và có lẽ được biên soạn sau khi những người lưu đày đã trở về Giuđa. Nói chung, sách bàn đến những vấn đề liên quan đặc biệt đến các tư tế, bao gồm việc giữ ngày sabát, những chỉ dẫn về nghi lễ, những vật dụng dùng trong Đền thờ và những điều tương tự. Tại sao sách lại nhấn mạnh những điều này?
Dân được Chúa tuyển chọn, dân có Chúa là vua và là chiến binh (x. Xh 15,3,18), dân đã được lãnh nhận lời hứa về đất đai và sự sung túc mầu mỡ… dân ấy hiện nay ra sao? Thưa là một dân đã mất chủ quyền dân tộc. Những lời hứa tốt đẹp đã thuộc về quá khứ, còn hiện tại chỉ là sự thống trị của đế quốc Ba Tư. Vậy nếu có cái gì đó để dựa vào mà hi vọng cho tương lai, thì cái gì đó chỉ có thể là chính căn tính của Israel xét như là dân của Chúa. Chính vì thế, cần nhấn mạnh đến sự hiện diện của Chúa ở giữa dân.
Chính vì thế, cần nhấn mạnh đến Đền thờ cũng như các tư tế của Chúa. Hiểu như thế, sách Sử biên niên là lời an ủi và khích lệ dành cho dân: mọi sự không phải đã mất hết. Họ vẫn là dân của Chúa, và chính ở đó mà tương lai rộng mở.Mặc dù được viết theo lịch sử trong sách Đệ nhị luật, tác giả sách Sử biên niên có những điểm nhấn khác, đặc biệt là khi nói đến các vua của Giuđa. Đavít và Salomon được đề cao tối đa. Khi kể về Đavít, tác giả không nói đến chuyện gian dâm với bà Bathsêba, không có lời tiên tri kết án vua, không có chuyện con trai phản nghịch vua cha, cũng không có âm mưu ám hại vua. Nghĩa là tác giả muốn trình bày Đavít như một vị vua lý tưởng.
Về Salomon cũng thế. Không thấy tác giả nói đến việc Salomon có 700 bà vợ ngoại giáo, từ đó dẫn đến việc thờ các thần ngoại giáo. Cũng giống như vua cha, Salomon được trình bày như một tín hữu tuyệt đối trung thành với Thiên Chúa. Lý do là vì tác giả muốn trình bày một quá khứ thật tốt đẹp, và đó là nền tảng cho hi vọng vào tương lai. Những người dân thời hậu lưu đày cần nhìn lại quá khứ để học bài học trung tín với Thiên Chúa của giao ước. Vì chỉ đọc sách Sử biên niên I & II trong một tuần, nên cần có cái nhìn tổng quát về nội dung :

SỬ BIÊN NIÊN I

Phần I Các bản gia phả ((1,1 – 9,34)
Phần II Lịch sử vua Đavít (9,35 – 29,29)

SỬ BIÊN NIÊN II

Phần I Triều đại của Salomon (1,1 – 9,31)
Phần II Thời quân chủ trước vua Hezekia (10,1 – 27,9)
Phần III Cuộc cải cách của Hezakia và Giosia (28,1 – 36,1)
Phần IV Chấm dứt vương quốc (36,2-23)

II. GIÁO HUẤN

Tác giả viết lại lịch sử Israel từ quan điểm tôn giáo: đòi hỏi phải trung thành với Giavê, với những lề luật của giao ước, với Lời Chúa được các tiên tri loan báo. Bất trung sẽ dẫn đến án phạt, và cuối cùng là Đền thờ bị phá huỷ, mất quê hương và lưu đày. Không có vị vua nào là tối cao cả. Chính Giavê là vua. Vua Đavít cũng như các vị vua kế vị ông sau này chỉ là những đại diện của Thiên Chúa mà thôi chứ không là gì khác, và một vị vua nhân loại chỉ trung thành với Chúa khi tuân giữ giao ước và lời Chúa phán qua các tiên tri.
Cũng vì thế, sách nhấn mạnh đến Đền thờ hơn là nhà vua, và cho rằng vua có trách nhiệm phải sửa sang Đền thờ và canh tân đời sống thờ phượng vì Thiên Chúa ở trong Đền thờ mang thánh danh Người.Theo tác giả, nếu không biết lịch sử, sẽ lại vướng vào những sai lầm của quá khứ. Vì thế ông viết lại lịch sử để những người sống trong hiện tại và tương lai có thể rút ra được những bài học hữu ích từ đó.
Cũng vì thế, những gì tác giả trình bày là những sự kiện, nhưng cũng là những “giải thích thần học” về sự kiện. Nếu dân không muốn một tương lai u ám, bị kết án và lưu đày, thì phải tôn thờ Chúa cho nghiêm túc, cụ thể là vâng phục và trung thành với giao ước.Những bài học lịch sử này không chỉ cần thiết cho dân Chúa sau thời lưu đày, nhưng còn là dịp cho dân Chúa ngày nay suy nghĩ về đời sống Giáo Hội.
Theo dõi
Thông báo
guest

2 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Tuần 58: Sách Sử Biên Niên I & II […]

trackback

[…] 59: Sách Châm Ngôn(chương 1- 15). Bài giảng Kinh Thánh 100 Tuần của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm Sách Châm Ngôn, Chương […]

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New