0:00

0:00

Status:
Audio Bài giảng
Đạo diễn:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Diễn viên:
Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm
Thể loại:
Audio Bài giảng, Bài giảng, Kinh Thánh 100 Tuần
Sản xuất:
Phim Công giáo HD
Thời lượng:
45 Phút
Năm phát hành:
2013

Sách Giảng Viên | Bài Giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm

TUẦN 64: SÁCH GIẢNG VIÊN

I. TỔNG QUÁT

Trong bản dịch Hi Lạp, sách Giảng viên này được gọi là sách Giáo sĩ (Ecclesiastes do từ Hi Lạp có nghĩa là Giáo hội), còn bản Hípri gọi là sách Qoheleth và được dịch là Giảng Viên trong tiếng Việt, vì Qoheleth có nghĩa là người nói với cộng đoàn. Tác giả sống vào khoảng năm 300-200 trước Công nguyên. Oâng là một giáo sư và tác phẩm được coi như suy tư của một triết gia về cuộc sống với những hiểu biết và kinh nghiệm từng trải của chính bản thân tác giả.
Xem ra tác phẩm không có cấu trúc rõ rệt. Để có tầm nhìn tổng quát, có thể chia Sách Giảng viên ra thành những phần chính :
– Phần đầu (1,1 – 3,15): những suy tư về cuộc sống như sự theo đuổi các mục tiêu để cuối cùng khám phá thất vọng.
– Phần giữa (3,16 – 11,8): những ghi nhận về nhiều đề tài khác nhau, trong đó có nhiều câu châm ngôn.
– Phần cuối (11,9 – 12,8): mang một cung giọng mới. Tác giả khuyến khích người trẻ vui sống. Nhưng cuối cùng, ta sẽ đi tới đâu? Câu hỏi muôn thuở của trái tim con người.- Phụ trương (12,9-12)

II. GIÁO HUẤN

Qoheleth thời trẻ xem ra nuôi lý tưởng rất cao về công bằng và chính trực, thế nhưng kinh nghiệm cuộc sống làm cho ông thất vọng: “Tôi lại còn thấy dưới ánh mặt trời: có sự gian ác ngay tại chốn pháp đình, sự gian ác ngay tại nơi xét xử” (3,16). Tệ hơn nữa, càng lên bậc cao trong xã hội, lại càng tệ hại hơn: “Nếu trong một miền nào, bạn thấy người nghèo bị áp bức, luật pháp và công lý bị chà đạp, thì chớ ngạc nhiên, bởi vì một người làm lớn còn có người lớn hơn canh chừng, và cả hai lại có người lớn hơn nữa” (5,7).
Qoheleth nhìn thấy những bất công trong xã hội nhưng ông lại không phải là một tiên tri dám tố cáo bất công cho dù phải chết. Ngược lại ông có vẻ xu thời để sống: “Trong cuộc đời phù du của tôi, tôi đã thấy hết cả: có người công chính bị tiêu vong dù đã sống công chính, có kẻ gian ác lại được sống lâu dù làm điều gian ác. Đừng sống quá công chính, cũng chớ quá khôn ngoan. Tại sao bạn lại huỷ diệt chính mình?” (7,15-16). Tuy nhiên ông không tệ hại đến độ tìm mọi cách chỉ để tồn tại, mà khiêm tốn nhận ra sự thật về thân phận hữu hạn của con người: “Sau khi đã chú tâm tìm hiểu lẽ khôn ngoan, và quan sát công việc mà con người thực hiện cả ngày lẫn đêm không chớp mắt trên mặt đất này, tôi nhận ra tất cả là công việc Thiên Chúa làm. Quả thật, con người không thể khám phá những gì được thực hiện dưới ánh mặt trời, cho dù có ra công tìm kiếm cũng không khám phá nổi, cho dù người khôn ngoan có nói là đã biết được, thì người ấy cũng không thể khám phá ra” (8,16-17).
Nếu so sánh với sách Gióp, sách Giảng Viên có một cung giọng khác. Oâng Gióp cố gắng sống đời tốt lành, và cứ theo giáo huấn truyền thống thì ông phải được hưởng đời sống sung túc với gia đình êm ấm và mọi người kính trọng, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược, và ông lên tiếng hỏi “tại sao?” Còn Qoheleth lại đau khổ từ một góc độ khác. Oâng đã đạt được mọi sự mà người đời mơ ước để rồi khám phá “tất cả chỉ là phù vân” (1,2). Dòng đời xem ra vẫn chảy theo nhịp của nó dù con người có làm gì chăng nữa. Sống và chết, chiến tranh và hoà bình, yêu thương và thù hận, mọi sự vẫn diễn ra như những điều không thể tránh được. Vậy cái gì ẩn sau những diễn biến này. Vấn đề căn bản là chúng ta nhận rằng những diễn biến này phải có một ý nghĩa, nhưng lại không tìm ra được ý nghĩa: “Làm lụng vất vả thì được lợi lộc gì? Tôi nhìn thấy công việc mà Thiên Chúa giao cho con người phải gắng sức làm. Thiên Chúa đã làm mọi sự hợp thời đúng lúc. Thiên Chúa cũng ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ, tuy thế con người cũng không thể nào hiểu hết được ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử” (3,9-11).
Nói như thế không có nghĩa là không nên sống vì “chỉ những ai còn sống trong cõi dương gian mới có hi vọng mà thôi, vì con chó sống thì hơn con sư tử chết” (9,4). Vì thế, “Cứ ăn cho vui vẻ, uống cho thoả thích, vì Thiên Chúa đã vui nhận những việc bạn làm. Lúc nào cũng hãy ăn mặc cho sang, mái tóc luôn xức dầu thơm phức” (9,7-8). Dẫu sao, tác phẩm vẫn kết thúc bằng cung giọng bi quan: “Và bụi đất lại trở về với đất, khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình… Phù vân quả là phù vân. Tất cả mọi sự đều là phù vân” (12,7-8). Tác giả không có câu trả lời về thế giới sau cuộc đời này. Chỉ nơi Con Thiên Chúa làm người, ta mới gặp được lời đáp trả.
(Audio: Anh Tuấn)
Theo dõi
Thông báo
guest

1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] Tuần 64: Sách Giảng Viên […]

Xem thêm...

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Search in posts
Search in pages
Filter by Categories
Abouts
Audio Bài giảng
Bài giảng
Blog
Các Vua
Chúa Giêsu
Cựu ước
Gương Chúa Giêsu
Hạnh các Thánh
Hoạt hình
Hoạt hình Công giáo
Hôn nhân
Kinh thánh
Kinh Thánh 100 Tuần
Lời Chúa
Lòng thương xót Chúa
Mẹ Fatima
Mẹ Lộ Đức
Mẹ Maria
Mùa Chay
Mùa Giáng sinh
Mùa Phục sinh
Mùa thường niên
Mùa vọng
Phim Công giáo
Phim Cựu ước
Phim Giáo dục Đức Tin
Phim Giáo dục gia đình
Phim Tân ước
Phút cầu nguyện
Quà tặng cuộc sống
Sách Audio
Suy niệm
Suy niệm năm A
Suy niệm năm C
Tâm lý - Tình cảm
Tân Ước
Tạo dựng
Thần học Online
Thánh ca Mp3
Thánh Giuse
Thánh Nhân
Thủ lãnh
Tiên tri
Tin tức
Tổ phụ
Video Công giáo
Video Thánh ca
Video Ý nghĩa
VietCatholic New